Quy trình sản xuất phân bón vi sinh quy mô nông hộ và công nghiệp
Sử dụng phân hữu cơ vi sinh hiện là xu hướng rất được ưa chuộng trong lĩnh vực nông nghiệp, bởi bên cạnh những ưu điểm nổi bật như giàu chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng, an toàn cho sức khỏe con người và môi trường, thì bà con hoàn toàn có thể áp dụng quy trình sản xuất phân bón vi sinh ngay tại nhà, hoặc công nghiệp nếu khả năng tài chính đủ lớn.
1. Quy trình sản xuất phân bón vi sinh tại nhà
Nếu sản xuất phân bón vi sinh vật với quy mô nông hộ ngay tại gia đình, bà con chỉ cần chuẩn bị khoảng 1 tấn nguyên liệu các loại, sau đó thực hiện theo quy trình được hướng dẫn là đã có thể thu được sản phẩm sau 35 đến 50 ngày.
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Để tạo ra 1 tấn phân hữu cơ vi sinh, bà con cần chuẩn bị các nguyên liệu với số lượng như sau:
-
Khoảng 700 đến 800kg xác bã thực vật như rơm rạ, trấu mục, mùn dừa,…
-
Khoảng 200 đến 300kg phân chuồng gia súc hoặc gia cầm.
-
2kg chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichodema.
-
Khoảng 20 đến 25kg phân super lân.
1.2. Tiến hành thực hiện
Sau khi đã có đủ nguyên vật liệu cần thiết, bà con tiến hành ủ phân bón vi sinh hữu cơ theo các bước sau đây:
-
Bước 1: Chọn một khoảng sân rộng rãi, khô ráo và dùng xẻng hoặc cuốc trộn đều xác bã thực vật, phân chuồng và phân super lân thành một đống.
-
Bước 2: Hòa chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichodema vào nước rồi tưới lên hỗn hợp, hãy đảm bảo rằng độ ẩm của đống phân ủ đạt từ 50 đến 55%, bằng cách dùng tay vắt trực tiếp và nếu có nước rịn ra kẻ tay là phù hợp. Ngoài ra, để gia tăng tỉ lệ thành công thì bà con có thể dùng thêm nước rỉ mật để tưới thêm.
-
Bước 3: Tiếp tục dùng cuốc xẻng đảo trộn đống ủ cho thật đều, rồi dồn thành đống cao từ 1 đến 1,5 mét, sau đó phủ bạt nilon tối màu lên.
-
Bước 4: Sau khoảng 15 đến 20 ngày, bà con mở bạt ra để kiểm tra, nếu nhiệt độ đạt mức tối ưu từ 60 đến 70oC thì đảo trộn cho thật đều rồi tưới thêm nước vào. Kế đến, bà con lại phủ bạt lên trên và ủ trong khoảng 15 đến 20 ngày nữa.
-
Bước 5: Phân sẽ hoai mục hoàn toàn sau khoảng 35 đến 50 ngày ủ, lúc này bà con đã có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh thu được để bón cho cây trồng.
1.3. Những lưu ý khi bón phân hữu cơ vi sinh
Để tăng tính hiệu quả của phân bón hữu cơ vi sinh, bà con có thể kết hợp phân ủ vừa thu được với phân NPK để bón cho các loại cây trồng. Tuy nhiên, một khuyến cáo dành cho bà con là tuyệt đối không được trộn chung với thuốc bảo vệ thực vật hoặc vôi khi sử dụng.
2. Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh quy mô công nghiệp
Quy trình sản xuất phân bón vi sinh quy mô công nghiệp sẽ phù hợp với những cơ sở, nhà máy sản xuất phân bón để cung ứng ra thị trường, từ đó mang lại một nguồn thu nhập ổn định và lâu dài do nhu cầu luôn rất cao.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Để tạo ra lượng lớn phân bón hữu cơ vi sinh, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:
-
Mùn hữu cơ như phân bò, bã mùn mía, vỏ cà phê hoặc rất nhiều nguồn nguyên liệu hữu cơ khác với trọng lượng phù hợp với nhu cầu sản xuất.
-
Lượng N, P, K đáp ứng quy chuẩn của quá trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.
-
Hỗn hợp vi lượng với mức tiêu chuẩn phổ biến hiện nay là 2kg cho mỗi tấn phân bón.
-
Vi sinh vật hữu ích phù hợp với tiêu chuẩn.
2.2. Tiến hành sản xuất
Đối với mục đích sản xuất phân bón hữu cơ theo quy mô công nghiệp, các cơ sở và nhà máy nên đầu tư trang bị dây chuyền sản xuất phân bón 3A chuyên dụng, một hệ thống ưu việt được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty CPĐT Tuấn Tú. Với thiết kế tiên tiến, hiện đại, dây chuyền có thể thực hiện tất cả các khâu trong kỹ thuật sản xuất phân bón vi sinh, trước khi đóng gói thành phẩm và sẵn sàng tung ra thị trường.
-
Bước 1: Nguyên liệu dùng để làm phân đã tiến hành ủ hoàn thiện sẽ được cho vào phễu chứa liệu 3A thể tích 2m3, bên dưới có băng tải dài 3 mét.
-
Bước 2: Nguyên liệu sẽ được băng tải đưa đến máy nghiền, đánh tơi phân 3A45Kw để tạo thành phân có độ tơi xốp, nhỏ mịn, độ ẩm đồng đều và kích thước đạt chuẩn từ 2 đến 4mm.
-
Bước 3: Phân sau khi được nghiền mịn và đánh tơi sẽ được đưa đến máy sàng rung 3A5,5Kw để loại bỏ các tạp chất, phân còn vón cục và đưa phân chất lượng cao đến băng tải phân chia.
-
Bước 4: Phân hữu cơ dạng bột sẽ được băng chuyền đưa đến máy đóng bao dạng bột 3A với mức cân từ 25 – 40kg mỗi bao, năng suất từ 200 đến 250 bao mỗi giờ. Trong khi đó, phân nguyên liệu dùng để sản xuất thành phẩm dạng viên sẽ được băng tải đưa đến nhánh chuyên biệt.
-
Bước 5: Quy trình sản xuất tiếp tục ở nhánh sản xuất phân viên khi nguyên liệu được đưa đến phễu chia liệu 3A nhằm cung cấp cho hệ thống ép viên phân.
-
Bước 6: Phân nguyên liệu sẽ được ép thành những viên phân có kích thước từ 4 đến 6mm, độ dài từ 20 đến 25mm mà không vỡ vụn bằng máy ép viên phân 3A37Kw.
-
Bước 7: Phân viên sẽ được đóng bằng máy đóng bao dạng hạt 3A với năng suất 200 – 250 bao mỗi giờ, mức cân đạt từ 25 đến 40kg mỗi bao.
Như vậy, dây chuyền 3A do công ty CPĐT Tuấn Tú nghiên cứu, chế tạo đã hoàn thiện tất cả quy trình sản xuất phân bón vi sinh ở quy mô công nghiệp một cách tự động hoàn toàn. Có thể nói, đây sẽ là giải pháp hoàn hảo giúp các cơ sở, nhà máy sản xuất có được một nguồn phân bón với chất lượng vượt trội để cung cấp ra thị trường. Bạn hãy liên hệ với 3A ngay hôm nay để được tư vấn tận tình về sản phẩm nhé!
Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú
ĐC: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại hỗ trợ khách hàng tại Miền Bắc: 02422050505 – 0914567869
Điện thoại hỗ trợ khách hàng tại Miền Nam: 0945796556 – 0984930099
Website: https://maynhanong.com/
========================
Các bài viết liên quan