Xử lý phế phẩm trồng nấm làm giá thể trồng rau sạch

Khối lượng phụ phẩm sau trồng nấm ngày càng nhiều, trong khi chỉ một phần được xử lý thành phân hữu cơ hay làm thức ăn nuôi giun quế,…phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ, gây ô nhiễm môi trường. Đây là một sự lãng phí nguồn nguyên liệu hữu cơ có lượng dinh dưỡng tồn dư khá cao mà không được tái sử dụng hợp lý. Việc ứng dụng công nghệ vi sinh giúp xử lý triệt để các loại phụ phẩm sau trồng nấm nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời tận dụng để sản xuất giá thể hữu cơ có chất lượng cao vừa tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho người dân.

Xử lý phế phẩm trồng nấm làm giá thể trồng rau sạch

Rau sạch

Rau trồng trên giá thể hữu cơ được làm từ phụ phẩm sau trồng nấm có các chỉ tiêu sinh trưởng (tỉ lệ nảy mầm, chiều cao cây, diện tích lá và năng suất) đều cao hơn, tỉ lệ sâu bệnh giảm hơn 15%, đạt tiêu chuẩn rau an toàn, không chứa vi sinh vật gây bệnh (xưởng trồng nấm của Khoa Công nghệ Sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam).

1. Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ.

Bà con chuẩn bị nguyên liệu như trong bảng:

Nguyên liệu

Khối lượng

Phụ phẩm sau trồng nấm

1000 kg

Chế phẩm EM

5 lít

Mật rỉ đường

5 lít

Phân ure/Phân NPK (5-10-3)

5 kg

Phân lân nung chảy (dạng bột)

30 kg

Vôi bột

10 kg

 

Chọn nơi ủ: Ủ ở những nơi thuận tiện cho việc sử dụng, trên nền đất trống hoặc nền xi măng khô ráo, nên rạch rãnh xung quanh cho nước chảy vào hố gom nhỏ tránh nước chảy ra ngoài khi tưới quá ẩm. Có thể ủ trong nhà kho, khu trồng nấm không còn sử dụng.

Dụng cụ: Bạt, thùng chứa, cuốc xẻng, 2 mét ống nhựa có đục nhiều lỗ (phân bố đều trên ống).

2. Cách tiến hành.

Bước 1: Bà con loại bỏ hết bao nilong và nghiền nhỏ phụ phẩm trồng nấm thành những đoạn ngắn, mùn nhỏ.

Bà con sử dụng Máy băm vỏ dừa, rơm khô kiểu ống tròn 3A3Kw được dùng để xay nghiền các loại phụ phẩm có độ ẩm dưới 50% như phụ phẩm sau trồng nấm, bã mía, xơ dừa hoặc quả dừa tươi, rơm, gỗ ván, cỏ voi… thành dạng mùn nhỏ, giúp người dùng có nguyên liệu làm giá thể trồng cây, nâng cao hiệu quả kinh tế và góp phần không nhỏ trong công cuộc bảo vệ môi trường sống.

Máy băm, nghiền rơm, cây sắn, xơ dừa

Máy băm vỏ dừa, rơm khô kiểu ống tròn 3A3Kw

Những nguyên liệu này có dạng mùn nhỏ giúp quá trình đảo trộn dễ dàng, các loại nguyên liệu được trộn đều nâng cao chất lượng giá thể trồng cây.

Bước 2: Bà con pha loãng chế phẩm sinh học theo công thức:

Chế phẩm EM1

Mật rỉ đường

Phân ure

5 lít

5 lít

5 kg

 

– Bà con pha loãng 5 lít mật rỉ đường với 250 lít nước sạch trong thùng chứa sạch. Khuấy cho tan hết.

– Sau đó, đổ 5 lít chế phẩm EM1, khuấy đều.

– Cuối cùng cho 5 kg phân ure vào, khuấy tan.

Bà con sử dụng chế phẩm EM1, mật rỉ đường được công ty CPĐT Tuấn Tú phân phối, cung cấp trên toàn quốc. Chế phẩm EM1, mật rỉ đường giúp phụ phẩm sau trồng nấm nhanh hoai mục, cung cấp một lượng lớn vi sinh vật hữu ích cho giá thể trồng cây giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng rau, củ, quả đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (giảm lượng phân bón hóa học trong thời kỳ bón thúc cho cây).

mật rỉ đường

Chế phẩm sinh học EM1 và rỉ mật

Bước 3: Bà con dàn mỏng phụ phẩm sau trồng nấm đã nghiền ở bước 1 thành lớp dày 20 – 30 cm ra bạt, nền xi măng. Sau đó, bà con tưới chế phẩm đã pha ở bước 2, rắc phân lân nung chảy lên lớp nguyên liệu và trộn đều. Làm tương tự đến khi hết nguyên liệu.

Bà con kiểm tra độ ẩm bằng cách: Nắm chặt nguyên liệu đã trộn bằng bàn tay, khi mở tay ra: Nếu nguyên liệu giữ nguyên hình dạng, nước rịn qua kẽ tay (không nhỏ giọt) là đạt yêu cầu. Nếu nước chảy thành dòng, bà con bổ sung thêm phụ phẩm sau trồng nấm. Nếu nguyên liệu vỡ ra ngay khi mở tay, bà con bổ sung thêm nước sạch và kiểm tra lại độ ẩm.

Bước 4: Bà con đánh đống cao 1,5 – 1,7m và rộng 1,5 – 1,8m, cắm que để theo dõi nhiệt độ ở giữa đống ủ. Và đậy bạt cho đống ủ.

Bước 5: Sau 7 – 10 ngày ủ, bà con mở bạt để kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm của đống ủ. Lúc này nhiệt độ đống ủ (500C), bà con tiến hành đảo trộn đống ủ (đảo trong ra ngoài, dưới lên trên và ngược lại). Định kỳ 10 ngày đảo trộn lại 1 lần.

 Xử lý phế phẩm trồng nấm làm giá thể trồng rau sạch

Bà con kiểm tra đống ủ

Bước 6: Sau 90 ngày, bà con lấy phụ phẩm sau trồng nấm đã ủ trộn với đất phù sa, chất cải tạo đất, phân NPK (16:16:8) theo công thức:

Phụ phẩm sau trồng nấm đã ủ

Đất phù sa

Phân NPK (16:16:8)

Chất cải tạo đất

60%

29%

1%

10%

 

Bước 7: Ủ thêm 10 ngày. Bà con phun thêm thuốc diệt nấm. Sau 1ngày, bà con bắt đầu trồng cây.

Xử lý phế phẩm trồng nấm làm giá thể trồng rau sạch

Trồng rau xà lách trên giá thể

Hi vọng với những thông tin mà Công ty CPĐT Tuấn Tú đã giới thiệu đến bà con cách làm giá thể từ phụ phẩm trồng nấm cụ thể, chi tiết. Bà con áp dụng để có những vườn rau sạch cho năng suất cao.

Chúc bà con thành công!

Công ty CPĐT Tuấn Tú cung cấp các loại chế phẩm EM1, BTV, Bokashi, Papain phục vụ cho trồng trọt, thức ăn chăn nuôi.

Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú

VPGD: Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Điện thoại: 02422050505 – 0914567869

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục Giỏ Hàng Trang Chủ Tin tức