Ủ rác thải sinh hoạt – Phương pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cần nhân rộng trong từng nhà
Một trong những phương pháp giảm thiểu lượng rác thải hữu cơ hàng ngày ra môi trường là ủ hiếu khí với chế phẩm sinh học. Lợi ích đem lại từ cách ủ rác thải sinh hoạt thành phân hữu cơ còn góp phần tạo ra lượng phân bón sinh học an toàn cho cây trồng, cải tạo đất canh tác.
Bài tin liên quan:
Cách ủ lá cây khô thành phân hữu
Quy trình ủ phân hữu cơ từ A đến Z
Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp
Xử lý bùn thải ao nuôi tôm cá thành phân hữu cơ
Cách làm mùn hữu cơ không gây mùi hôi
Cách làm đệm lót sinh học
Phân loại rác sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt được phân chia làm 2 loại cơ bản: rác hữu cơ, rác vô cơ.
-
Rác hữu cơ:
Rác hữu cơ chính là loại rác thải có chứa hợp chất hữu cơ, dễ bị phân hủy sinh học trong điều kiện tự nhiên. Nó có nguồn gốc từ sinh vật (thực vật, động vật), chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn rồi bị phân hủy.
Trong sinh hoạt, rác hữu có chính là đồ ăn thừa, rau thừa, hoa quả thối, lá rụng, vỏ trứng, phân gia súc gia cầm, rơm rạ, thân phụ phẩm nông nghiệp…
-
Rác vô cơ
Rác vô cơ là loại rác thải không có khả năng phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Nếu có, thời gian phân hủy rất rất dài. Đó chính là thủy tinh, sành sứ, kim loại, cao su, vải, nhựa, nilon, vật liệu xây dựng…
Tại sao nên ủ rác hữu cơ trong sinh hoạt?
Hiện nay, phần lớn rác sau khi thải ra đang được thu gom về một nơi sau đó đốt. Hoặc đổ rác bừa bãi ra sông, suối, hồ, lề đường, biển… Mùi hôi thối bốc lên từ rác thải hữu cơ tiềm ẩn nhiều vi sinh vật, nguồn lây lan bệnh tật. Nước rỉ ra từ rác hữu cơ chảy xuống sông, hồ làm ô nhiễm nguồn nước. Rác thải vô cơ không thể phân hủy ảnh hưởng đến đời sống của con người, động, thực vật. Dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Xử lý bằng phương pháp nhiệt, trong đám cháy đốt rác thải thường chứa các thành phần hóa học nguy hiểm như: Oxit cacbon, hydrocacbon dễ bay hơi kể cả benzen và dioxin, những chất có thể gây ung thư…
Trong khi đó, rác thải hữu cơ hoàn toàn có thể tái sử dụng để làm phân bón cho cây bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học ủ kín. Phương pháp này góp phần giải quyết được các vấn đề nhức nhối hiện nay:
-
Giải quyết được khối lượng rác hữu cơ trong từng hộ gia đình, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Cách thức tiến hành đơn giản, không tốn thời gian, diện tích.
-
Rác thải phân hủy mà không gây mùi hôi khó chịu, giảm ô nhiễm không khí
-
Làm giảm sự sinh sôi nảy
-
Giảm tải cho các hố chứa rác tại địa phương.
Cùng với việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chúng ta cũng đồng thời tạo ra được lượng phân hữu cơ tốt cho rau, hoa màu, cây ăn quả. Phân bón hữu có giàu dinh dưỡng, cung cấp lượng vi sinh vật có lợi tăng độ phì nhiêu cho đất, cây trồng…
Thu gom rác thải sinh hoạt hữu cơ
Mỗi gia đình nên có 2 thùng đựng rác, phân loại rác hữu cơ và vô cơ. Rác vô cơ giao cho chính quyền, nhân viên vệ sinh để xử lý đúng theo quy định. Cũng nên phân loại rác vô cơ có thể tái chế và rác vô cơ không thể tái chế. Hộ gia đình không tự ý đốt rác tại nhà, không đổ rác bừa bãi. Với rác hữu cơ, ta tiến hành ủ cùng chế phẩm sinh học làm thành phân bón cho cây trồng.
Các bước ủ phân hữu cơ
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Chuẩn bị rác thải hữu cơ đã phân loại (cơm thừa, rau canh thừa, cuống rau, hoa quả thừa, vỏ trứng, xương lợn, xương gà… )
Trong rác hữu cơ không lẫn các loại rác không thể phân hủy.
Dùng thùng sơn, hoặc thùng xốp để ủ. Đối với trang trại chăn nuôi muốn ủ phân chuồng, rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp, chuẩn bị mặt bằng và tạo đống ủ ngay trên nền đất, nền xi măng. Các dụng cụ cần thiết bị cuốc, xẻng, bạt phủ.
Chế phẩm sinh học sử dụng: EM1 gốc hoặc nấm Trichoderma. Thường với rác nhà bếp, ta dùng nấm đối kháng Trichoderma sẽ tiện lợi hơn. Cong ủ phân chuồng bằng EM gốc, trước tiên phải pha thành EM thứ cấp (EM5 + 3 hoặc EM2).
Bước 2: Ủ rác hữu cơ thành phân bón
Với rác thải từ sinh hoạt thường ngày:
-
Cho 1 lớp đất mịn xuống đáy thùng chứa, độ dày khoảng 7 – 10cm.
-
Tiếp đến là lớp rác thải trong nhà bếp, dày khoảng 10cm.
-
Phủ 1 lớp đất mịn dày 3cm lên trên.
-
Rắc đều nấm Trichoderma lên lớp đất vừa phủ. Sử dụng liều lượng vừa phải, không cần dùng quá nhiều.
-
Tiếp tục làm lần lượt đến khi thùng chứa đầy, hét nguyên liệu đã chuẩn bị.
-
Đậy kín thùng chứa, đặt ở vị trí thông thoáng, có mái che, kê cao để không bị ngập úng nước.
-
Sau khoảng 14 ngày, khi rác không còn phát mùi và phân hủy hết, có thể đem ra bón cho cây trồng. Hoặc trộn thêm với đất làm giá thể trồng cây trên sân thượng, rau trong vườn…
Với rác rải từ chăn nuôi, trồng trọt:
-
Cần 2 – 4 tạ phân chuồng và 6 – 8 tạ phân xanh, rơm rạ, phụ phẩm từ nông nghiệp. Thêm 2 – 3kg mật rỉ đường và 3kg cám gạo.
-
2 lít EM5 + 3 với 2kg mật rỉ đường, 40 – 50 lít nước sạch sẽ ủ được khoảng 1m3 phân chuồng hữu cơ. Tùy thuộc vào nguyên liệu hiện có mà căn liều lượng chế phẩm sinh học phù hợp.
-
Lót nilon hoặc bạt ở dưới cùng. Phủ 1 lớp rơm rạ, mùn cưa dày khoảng 30 – 40cm, rộng 1,5m – 1,7m.
-
Rải một lớp phân chuồng lên trên. Dùng vòi phun dạng mưa bụi (hoặc dùng ô doa) để tưới chế phẩm sinh học lên trên đống phân ủ. Tiến hành lần lượt các bánh ủ đến khi đống ủ cao khoảng 1,5m thì được.
-
Kiểm tra, đảm bảo đống ủ đạt độ đảm từ 55 – 60% là được. Dùng bạt phủ kiến, chèn chắc các góc lại. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào, vì có thể làm tăng nhiệt độ quá mức bên trong (nhiệt độ duy trì chỉ lần 40 – 50 độ C).
-
Sau 7 – 10 ngày, đảo đống ủ 1 lần, kiểm tra nếu phân hữu cơ không có mùi, không quá ướt, không quá khô là được.
-
Sau khi ủ từ 25 – 35 ngày, có thể dùng để bón lót cho cây trồng.
Ủ rác thải sinh hoạt bằng chế phẩm sinh học là việc làm cần thiết, cấp bách trước tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
Trang trại trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm cần tư vấn thêm các kỹ thuật ủ phân hữu cơ giàu dưỡng chất cho cây trồng.
Nhằm phục vụ cho bà con nông dân, Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú có cung cấp các loại chế phẩm sinh học như sau:
Chế phẩm sinh học dạng nước
Nấm đối kháng trichoderma 3A3kg
Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại hỗ trợ tại Miền Bắc: 02422050505 – 0914567869
Điện thoại hỗ trợ tại Miền Nam: 0945796556 – 0984930099.