Ủ chua cây ngô làm thức ăn chăn nuôi gia súc không còn xa lạ gì với bà con nông thôn chăn nuôi trâu bò. Thân cây ngô sau khi thu bắp có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao là nguồn thức ăn rất tốt cho gia súc nhai lại. Vì thu hoạch đồng loạt nên nguồn phụ phẩm này chỉ mới được tận dụng một phần nhỏ làm thức ăn xanh cho gia súc, phần lớn để khô làm chất đốt và để lãng phí ngoài đồng.

1. Chuẩn bị
– Công thức ủ: 1,5% rỉ mật + 1% cám gạo + 0,5% muối
– Dụng cụ: túi nylon, bao tải, xô, chậu, ôzoa, cân đồng hồ loại 100kg, máy cắt thức ăn xanh
– Nguyên liệu: thân cây ngô sau khi thu bắp, rỉ mật, muối hạt, cám gạo
2. Trình tự thực hiện
Bước 1: chuẩn bị túi ủ
– Chọn túi dày, dẻo để hạn chế túi bị rách hay thủng khi cho nguyên liệu vào, chiều rộng của túi từ 1,2 – 1,5m, chiều dài khoảng 2,5 – 3 m tùy vào khối lượng thân cây ngô định ủ chua.
– Buộc chặt đầu dưới của túi ủ và kiểm tra túi ủ xem có bị thủng không.
Bước 2: chuẩn bị nguyên liệu
– Thu hoạch cây ngô và đem phơi nắng đến khi hàm lượng nước trong cây ngô còn khoảng 65- 70%.
– Loại bỏ hết phần lá khô, rễ, gốc già và các cây tạp lẫn.
– Đưa cây ngô vào máy cắt thức ăn xanh, cắt thành từng đoạn khoảng 3 – 5cm.
Máy băm nghiền đa năng 3A2,2Kw phễu vuông 220Vcủa nhà sáng chế Nguyễn Hải Châu ra đời. Thì cây ngô đã trở thành thức ăn chăn nuôi thô xanh có giá trị cho rất nhiều loại gia súc gia cầm. Máy có tính năng băm nhỏ để bà con sử dụng lúc thu hoạch cây ngô về để chế biến. Đặc biệt máy nghiền nát nhuyên cây ngô như cháo, nên có thể trộn thức ăn từ cây ngô với thức ăn tinh cho nhiều loại vật nuôi ăn.
Cho thân ngô đã cắt vào túi nilon, dùng máy hút hết không khí (sử dụng máy vắt sữa) và cột chặt miệng túi lại bằng dây chun. Bảo quản các túi ủ này không cho tiếp xúc với ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Bao phải kê cách mặt đất 20cm. Khi ủ cho thêm bột ngô, rỉ đường để giúp cho sự lên men nhanh hơn, làm sao để pH hạ thấp dưới 4 là tốt nhất cho việc dự trữ ngô ủ.

– Chuẩn bị các chất bổ sung (Mật rỉ đường, cám gạo và muối hạt): tính theo số lượng thức ăn ủ.

Bước 4: phủ một lớp rơm khô lên trên bề mặt thức ăn ủ chua, vuốt hết không khí rồi buộc chặt miệng túi bằng dây cao su.
Bước 5: bảo quản túi ủ ở nơi râm mát, tránh nước mưa và chuột cắn túi.
3. Kiểm tra chất lượng thức ăn ủ chua
Thân cây ngô sau khi ủ chua khoảng 40-50 ngày có thể sử dụng cho gia súc ăn. Thức ăn ủ chua chất lượng tốt có màu vàng nâu đậm và mùi chua nhẹ, không mốc.
4. Cách cho gia súc ăn
Thân, lá cây bắp sau khi ủ được 50-60 ngày mới có thể dùng cho gia súc ăn. Nếu chưa cần dùng đến có thể để lâu hơn (thậm chí hàng năm) chất lượng tốt hơn. Thân lá cây bắp ủ chua có màu vàng nhạt, mềm hơi đàn hồi, mùi như mùi dưa muối là có chất lượng tốt. Nếu thân, lá bắp ủ chua có màu đen thẳm, úng nát, mùi khó ngửi là chất lượng kém, bị hư hỏng. Khi lấy cho gia súc ăn có thể gỡ bỏ lớp đất che phủ, nhưng nên lấy ra từng lớp. Khi lấy xong vẫn phải che kín ngay bằng nilon và dùng củi, gỗ, gạch dặm lại cho kín. Luôn luôn chống nước mưa thấm vào thức ăn ủ. Chú ý không nấu chín thức ăn ủ chua vì sẽ mất vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Lợn nái, lợn thịt (trên 50kg) ăn 2-3kg/ ngày. Lợn choai (20-30kg) ăn 1-2kg/ngày. Trâu bò được ăn thêm thức ăn ủ chua chúng sẽ béo khoẻ, lớn nhanh, cày kéo tốt và tiết kiệm được thức ăn tinh bổ sung.
Thương hiệu 3A, Tuấn Tú là đơn vị đi đầu về lĩnh vực chế tạo và cung cấp máy nông nghiệp, thiết bị xử lý môi trường, máy chăn nuôi hàng đầu tại Việt Nam.