Ủ bã mía làm thức ăn thủy sản

Làm giàu dễ dàng với bí quyết ủ bã mía làm thức ăn thủy sản

Hiện nay, sử dụng các loại thức ăn thủy sản công nghiệp đã không còn là sự lựa chọn tối ưu của các nông hộ, mà thay vào đó là tận dụng những nguyên liệu, phụ phẩm nông nghiệp để tạo ra một loại thức ăn “sạch” an toàn, chất lượng cho vật nuôi. Trong nội dung dưới đây, hãy cùng 3A tìm hiểu bí quyết làm giàu dễ dàng bằng cách ủ bã mía làm thức ăn thủy sản đơn giản, tiết kiệm mà hiệu quả cao nhé!

Ủ bã mía làm thức ăn thủy sản

1. Vì sao nên sử dụng bã mía để làm thức ăn thủy sản?

Bấy lâu nay, không ít bà con vẫn thường xuyên sử dụng các loại thuốc thủy sản cho quá trình nuôi tôm, tuy rằng giải pháp này khá hiệu quả trong việc phòng chống dịch bệnh nhưng để có được điều này, nông hộ phải chi ra một số tiền không hề nhỏ để trang trải chi phí. Điều này cũng có nghĩa, lợi nhuận sau khi thu hoạch không thực sự cao và người nông dân vẫn phải vất vả với cuộc sống.

Thấu hiểu và sẻ chia với người nuôi trồng thủy sản, các chuyên gia đã nghiên cứu và khám phá ra rằng trong thành phần của bã mía có một số chất giúp cải tạo màu nước, kích thích các loại tảo có lợi phát triển và cũng giúp bảo vệ môi trường hết sức hiệu quả. Không chỉ có vậy, bã mía còn là một loại phụ phẩm rất dễ tìm gom tại các điểm kinh doanh nước giải khát, cơ sở thu mua bã mía,… với chi phí rất thấp.

Thông qua quá trình tái sử dụng bã mía ủ lên men kỵ khí kết hợp với một số nguyên vật liệu khác, bà con sẽ thu được một loại thức ăn giàu dinh dưỡng, giá rẻ giúp tôm cá mau ăn chóng lớn và cho ra những mẻ thủy sản an toàn, chất lượng cung cấp ra thị trường. Nhờ vậy, bà con sẽ có được một nguồn thu nhập ổn định để nâng cao chất lượng cuộc sống.

mật rỉ đường

Ngoài ra, ủ bã mía làm thức ăn cho tôm cá còn mang lại một số lợi ích thiết thực khác như:

  • Tiết kiệm đến 50% chi phí so với sử dụng thuốc thủy sản.

  • Kích thích các loại tảo có lợi phát triển.

  • Ngăn ngừa sự xuất hiện của các loại khí độc.

  • Ổn định màu nước.

  • Cung cấp hệ vi sinh vật đường ruột giúp tôm cá sinh trưởng, phát triển nhanh chóng.

  • Phân hủy bùn bã hữu cơ tích tụ bên dưới đáy ao.

2. Bí quyết ủ bã mía làm thức ăn thủy sản

Nuôi tôm bằng bột bã mía không chỉ đơn giản, có thể tự thực hiện tại nhà mà chi phí lại rất phải chăng khi bà con có thể dễ dàng tìm mua các loại nguyên liệu như:

Trong các nguyên liệu nói trên, chế phẩm sinh học EM1 sẽ là thành phần quan trọng bậc nhất quyết định đến sự thành công của quá trình ủ. Đây là chế phẩm có chứa đến 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí thuộc nhiều nhóm như vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men,… Nhờ đó, chúng cùng tồn tại và cộng hưởng với nhau để tạo nên tính đa công năng, có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau và ủ bã mía làm thức ăn thủy sản là một trong số đó.

Ủ bã mía làm thức ăn thủy sản

Để cách ủ bã mía nuôi tôm cá đạt tỉ lệ thành công cao hơn, bà con nên chọn mua chế phẩm từ các đơn vị phân phối, uy tín. Hiện nay, Công ty CPĐT Tuấn Tú đã và đang phân phối dòng sản phẩm chế phẩm EM1 mang thương hiệu 3A, với nhiều hình thức đóng gói khác nhau như can nhựa 10 lít, can nhựa 20 lít. Để được tư vấn thêm về sản phẩm, bà con có thể liên hệ trực tiếp với 3A qua số hotline hoặc đến trực tiếp các cửa hàng trên toàn quốc.

Về các dụng cụ cần thiết, bà con cần chuẩn bị thêm công cụ hoặc máy nghiền bã mía chuyên dụng 3A nếu có thể, cuốc xẻng để trộn nguyên liệu, bạt đậy. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, bà con tiến hành ủ bã mía theo các bước sau:

  • Bước 1: dùng dụng cụ hoặc máy băm 3A chuyên dụng để nghiền bã mía thành bột.

  • Bước 2: trộn bột bã mía và cám gạo theo tỉ lệ cứ 70kg bột bã mía thì cho vào 30kg cám gạo.

  • Bước 3: pha loãng chế phẩm EM1 với nước sạch theo hướng dẫn trên bao bì.

  • Bước 4: dàn hỗn hợp bột bã mía, cám gạo trên nền xi măng nơi khô ráo, thoáng mát thành lớp khoảng 20 – 30 cm.

  • Bước 5: tưới dung dịch EM1 lên bề mặt

  • Bước 6: dùng bạt đậy lên đống ủ.

  • Bước 7: sau khoảng 3 tuần thì bà con đã có thể dùng sản phẩm thu được làm thức ăn thủy sản.

Trong quá trình ủ, bà con cần thường xuyên kiểm tra để chắc chắn rằng đống ủ đã đạt chất lượng, bằng cách ngửi thấy có mùi chua và nhiệt độ đạt khoảng 50 – 60 độ C là tối ưu. Ngược lại, nếu có mùi hôi thối thì đã thất bại và bà con cần phơi khô rồi thực hiện lại từ đầu.

bí quyết ủ bã mía làm thức ăn thủy sản

Có thể thấy rằng, phương pháp ủ bã mía làm thức ăn thủy sản không tốn quá nhiều chi phí nguyên vật liệu, cũng như khá đơn giản và các nông hộ có thể tự mình thực hiện ngay tại nhà với công cụ, dụng cụ đơn giản. Trong quá trình vận dụng, nếu có bất kỳ thắc mắc nào bà con có thể liên hệ trực tiếp với công ty Tuấn Tú để được giải đáp một cách tận tình, chuyên nghiệp nhất nhé!

Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 02422050505 – 0914567869
Facebook: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong/

========================
Các bài viết liên quan

Tác dụng của men vi sinh trong nuôi tôm

Thức ăn cho cá trôi Ấn Độ

Kỹ thuật chăn nuôi cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt

Kỹ thuật nuôi cá mè hoa

Kỹ thuật nuôi cá mè trắng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục Giỏ Hàng Trang Chủ Tin tức