Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã bùn mía

Bật mí phương pháp sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã bùn mía

Sử dụng các loại phân bón hóa học hiện là giải pháp được rất nhiều nông hộ lựa chọn, tuy rằng có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp nhưng về lâu về dài, độ bền vững là không cao bởi loại phân này có thể tạo ra những tác động tiêu cực cho môi trường. Thay vào đó, bà con có thể tự sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã bùn mía vừa đơn giản, tiết kiệm chi phí mang hiệu quả mang lại rất ấn tượng.

Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã bùn mía

1. Phế phẩm nông nghiệp nhưng lại rất hữu dụng

Như bà con cũng đã biết, cây mía hiện là một trong những loại cây trồng chủ lực tại nhiều địa phương và được dùng vào nhiều mục đích, bao gồm sử dụng để sản xuất đường tinh luyện, ép lấy nước uống giải khát, dùng làm thuốc, chế biến các món ăn,…

Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã bùn mía

Thông thường, cây mía sẽ được ép để lấy nước bên trong thân và quá trình này sẽ tạo ra một lượng phế phẩm khổng lồ, mà theo ước tính của các chuyên gia thì có thể đạt đến 4,5 triệu tấn bã mía, 500.000 tấn bã mùn và khoảng 500.000 tấn rỉ mật. Để tránh lãng phí và không gây ô nhiễm môi trường, các nhà khoa học đã khám phá ra công dụng của bã mía và sử dụng chúng để đốt lò hơi trong các nhà máy sản xuất đường, còn rỉ mật thì được dùng để sản xuất cồn, mì chính cũng như một số công nghệ vi sinh khác như sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh bã mía.

Riêng với bã mùn, đây đã từng là một lượng phế thải rất lớn được thải trực tiếp ra các bãi đất trống, tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia nông nghiệp đã phát hiện hàm lượng đạm, lân, canxi và lưu huỳnh rất cao trong thành phần. Chính vì vậy, quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế thải mía là bã mùn đã được hoàn thiện và đưa vào áp dụng, giúp bà con nông dân có thể tận dụng nguồn phụ phẩm dồi dào với chi phí thấp này một cách hiệu quả nhất.

tự sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã bùn mía

Theo đó, bà con có thể ủ lên men bã mía, bã bùn mía với một số nguyên liệu khác để tạo ra một loại phân hữu cơ sạch, an toàn và chất lượng cho các loại cây trồng. Không chỉ có vậy, bà con cũng sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí đầu tư so với việc sử dụng phân bón hóa học, đồng thời cây trồng cho năng suất cao sẽ mang lại nguồn thu nhập ổn định, bền vững cho nghề trồng trọt với sản phẩm từ bã mía này.

2. Bí quyết ủ phân hữu cơ vi sinh từ bã bùn mía

Như đã đề cập, sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã bùn mía là một giải pháp ít tốn kém, khi bà con chỉ cần chuẩn bị một số nguyên vật liệu được đề cập dưới đây:

  • Bã mía hoặc bã bùn.

  • Phân NPK

  • Phân supe lân.

  • Chế phẩm EM1 (EM gốc)

  • Rỉ mật.

  • Vôi bột.

Để quá trình ủ phân hữu cơ vi sinh thuận lợi và đạt tỉ lệ thành công cao, bí quyết chính là chọn mua chế phẩm sinh học EM1 và rỉ mật loại tốt, đạt chất lượng yêu cầu, đặc biệt là chế phẩm EM1 với số lượng chủng vi sinh vật kỵ khí và hiếm khí tối ưu từ 80 loài trở lên. Đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhất, bà con có thể tin tưởng lựa chọn chế phẩm sinh học EM1 3A do Công ty CPĐT Tuấn Tú phân phối.

Ngoài chế phẩm EM1, 3A hiện còn đang phân phối dòng sản phẩm mật rỉ đường hay còn được gọi là rỉ đường. Đây là một loại chất lỏng đặc sánh được sản xuất thông qua phương pháp cô và kết tinh để rút đường, có tác dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Riêng với ngành nông nghiệp, sản phẩm được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, phân bón hữu cơ giúp cây trồng, vật nuôi đạt năng suất và chất lượng rất cao. Để được tư vấn thêm về các sản phẩm này, bà con có thể liên hệ trực tiếp với 3A để được hỗ trợ một cách tận tình nhất.

mật rỉ đường

Sau khi đã có được các nguyên liệu cần thiết, bà con sẽ tiến hành ủ phân hữu cơ theo các bước sau đây:

  • Bước 1: dùng dụng cụ hoặc máy nghiền chuyên dụng để băm nhuyễn bã mía thành bột.

  • Bước 2: trộn bột bã mía, bã bùn với phân NPK, phân supe lân.

  • Bước 3: dàn mỏng hỗn hợp nguyên liệu đã trộn ra nền xi măng với độ dày khoảng 20 – 30cm mỗi lớp.

  • Bước 4: pha loãng chế phẩm EM1 và rỉ mật đường theo tỉ lệ cứ 200 lít nước sạch thì cho 3 lít EM1 và 3kg rỉ mật. Lượng dung dịch thu được bà con có thể dùng để ủ 1 tấn bã mía, bã bùn.

  • Bước 5: tưới dung dịch EM1, rỉ mật đã pha loãng lên bề mặt hỗn hợp bã mía, bã bùn rồi dùng bạt đậy lên trên.

  • Bước 6: tiến hành kiểm tra sau 3 đến 4 ngày đầu tiên, nếu không có mùi hôi thối và nhiệt độ đạt 50 – 60 độ C là tối ưu. Lúc này, bà con dùng cuốc xẻng đảo trộn đống ủ với tần suất 3 ngày một lần. Trong trường hợp có mùi hôi thối, bà con hãy phơi khô rồi đem nguyên liệu ủ lại từ đầu nhé!

  • Bước 7: sau 10 đến 15 ngày, bà con đã có thể sử dụng phân hữu cơ vừa thu được để bón cho cây trồng.

Như vậy là sau 7 bước nói trên, bà con đã hoàn thành quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã bùn mía rồi đấy! Nhìn chung, các nguyên liệu có thể tìm mua dễ dàng, các bước thực hiện tương đối đơn giản, tỉ lệ thành công cao nếu chọn mua chế phẩm sinh học EM1, rỉ đường chất lượng, đây là những lý do vì sao các nông hộ nên áp dụng giải pháp này để đạt được năng suất và thu nhập cao, bền vững hơn.

Thương hiệu 3A, Tuấn Tú là đơn vị đi đầu về lĩnh vực chế tạo và cung cấp máy nông nghiệp, thiết bị xử lý môi trường, máy chăn nuôi hàng đầu tại Việt Nam.
 

Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 02422050505 – 0914567869
Facebook: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong/

========================
Các bài viết liên quan

Cách ủ bã mía trồng nấm

Cải tạo đất bằng mùn cưa

Phân vi sinh bón cây cảnh

Phân vi sinh bón lan

Phân vi sinh trồng rau sạch

Kỹ thuật trồng bắp cải

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục Giỏ Hàng Trang Chủ Tin tức