Hướng dẫn sản xuất phân bón từ phụ phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững
Ngoài chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm, sản xuất phân bón từ phụ phẩm nông nghiệp cũng được nhiều trang trại quan tâm. Đây là giải pháp hiệu quả để giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời tái tạo nguyên liệu làm phân bón hữu cơ an toàn cho cây trồng, tiết kiệm chí, cải tạo đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc tận dụng phụ phẩm làm phân bón cũng là định hướng của nhà nước trong tương lai, nhằm phát triển một nền nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững.
Để giúp các nông trại, trang trại nông nông nghiệp chủ động trong việc sản xuất phân bón hữu cơ, Công ty CPĐT Tuấn Tú phối hợp với Viện nghiên cứu Sinh học Ứng Dụng thực hành nghiên cứu quy trình sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp. Thành phần chất ủ là chế phẩm EM 3A. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Để sản xuất được 1 tấn phân hữu cơ sạch, bà con cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
– 700 – 800kg xác bã thực vật (có thể tận dụng vỏ trấu, rơm rạ, lục bình, mụn dừa… Các loại phế phẩm này nên ở dạng tươi là thích hợp nhất)
– 200 – 300kg phân chuồng gia súc, gia cầm (phân trâu, bò, lợn, gà, vịt, dê… Tốt nhất nên sử dụng phân khô đã tách nước)
– Chế phẩm sinh học EM1, mật rỉ đường (2 – 3kg), cám gạo 3kg.
– 2 – 3kg super lân (Nên dùng phân lân Lâm Thao, không dùng phân lân nung chảy hoặc vôi. Bởi vì các thành phần trong đó sẽ tiêu diệt vi sinh vật có lợi khi ủ.
EM1 là một loại chế phẩm sinh học còn có tên gọi khác là vi sinh vật hữu hiệu. Đây là một tập hợp khoảng với khoảng 80 loại vi sinh vật và hiếm khí có ích cho cây trồng. Điển hình như vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, xạ khuẩn, nấm men, nấm sợi… khả năng sống cộng sinh cùng môi trường.
Trong quá trình ủ phân chuồng hữu cơ, bổ sung EM sẽ giúp rút ngắn thời gian ủ. Đồng thời giúp tăng sinh khối vi sinh vật có lợi cho cây trồng và đất đai.
Dụng cụ, mây truyền máy móc cần thiết
Tùy thuộc vào nhu cầu, khối lượng sản phẩm và mục đích sử dụng mà người dùng lên kế hoạch chuẩn bị các dụng cụ và dây chuyền máy móc thiết bị phù hợp.
– Dụng cụ cần thiết: bình tưới nước (loại ô doa là thích hợp nhất), cuốc, xẻng, cào; bạt trải nền, bạt phủ, bao tải…
– Thiết bị máy móc:
Máy móc xử lý nguyên liệu thô: đối với các phụ phẩm thô như thân ngô, lá mía, rơm rạ, thân lạc, bèo tây, cỏ… trước khi đem ủ bà con phải băm nhỏ thành từng đoạn khoảng 5 – 7cm. Sử dụng máy băm nghiền đa năng 3A sẽ tiết kiệm cả thời gian và công sức.
Máy sản xuất viên phân hữu cơ: Thường cần thiết trong trường hợp ép viên phân đã ủ hoai mục xuất bán. Lúc này, bà con sẽ cần chuẩn bị thêm máy trộn nguyên liệu, máy ép viên phân, máy sấy khô viên phân và đóng bao.
Quy trình sản xuất phân hữu cơ từ phụ phẩm
Bước 1: Pha EM thứ cấp
EM gốc. Trước khi ủ phân hữu cơ, bà con phải tiến hành pha thứ cấp theo tỉ lệ sau: 1 lít EM gốc + 1,2kg mật rỉ đường + 18 lít nước sạch.
Pha EM và mật rỉ đường, khuấy đều. Qua 1 đêm, cho vào can 18 lít nước, khuấy đều và đậy kín. Sau 7 – 10 ngày đem ra ủ phân hữu cơ.
Bước 2: Chuẩn bị chế phẩm sinh học ủ phân
Pha EM thứ cấp với mật rỉ đường đã chuẩn bị và khoảng 40 – 50 lít nước sạch để ủ 1m3 phân hữu cơ. Tùy vào lượng phân cần ủ, bà con chuẩn bị tỉ lệ chế phẩm đầy đủ.
Bước 3: Ủ phân hữu cơ
Rải bạt trên nền đất bằng phẳng.
Rải đều xác bã thực vật khó phân hủy xuống bạt. Đống ủ có chiều rộng 1,5m, dày từ 0,3 – 0,4m.
Tiếp tục Rải một lớp phân chuồng lên trên (dùng khoảng 30% tổng lượng phân chuồng đã chuẩn bị).
Dùng ô doa tưới đều dung dịch chế phẩm vi sinh đã pha chế lên bề mặt phân chuồng.
Rải tiếp 3 – 4 nắm cám gạo lên trên. Đây sẽ là chất dinh dưỡng ban đầu giúp vi sinh vật có lợi hoạt động mạnh mẽ, phân hủy xác bã thực vật, phụ phẩm nông nghiệp.
Thực hiện lần lượt các lớp ủ như vậy đến khi hết nguyên liệu và được ống ủ cao khoảng 1,5m.
Sau khi tạo xong đống ủ, sử dụng nilon hoặc bạt phủ kín, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp. Nhiệt độ ủ đảm bảo đạt từ 40 – 50 độ C.
Khoảng 7 – 10 ngày kiểm tra và đảo đểu nguyên liệu. Nếu đống ủ quá khô, dùng ô doa bổ sung thêm nước. Còn nếu quá ướt, phải dùng cao để khêu cho đống phân hữu cơ được thông thoáng. Độ ẩm của đống ủ đạt 50% là tốt nhất.
Bà con tiến hành kiểm tra bằng cách nắm một nắm thật chặt. Nếu nước rỉ qua kẽ tay thì đạt tiêu chuẩn. Nếu nước chảy quá nhiều, chứng tỏ đang rất ẩm. Còn khi xòe ra mà thấy vỡ tách ra, nghĩa là đống ủ đang khô, cần bổ sung nước.
Phân bón sau khi ủ từ 1 – 4 tháng nếu chuyển sang màu nâu đen, tơi xốp, mùi chua nồng đặc trưng của dấm là có thể sử dụng.
Với các nhà máy, phân xưởng chuyển sản xuất phân hữu cơ kinh doanh, sau khi nguyên liệu đã ủ hoai mục, tiếp tục trộn và ép thành viên phân. Viên phân được nén chặt thuận tiện hơn trong quá trình vận chuyển, lưu kho và sử dụng.
Ứng dụng của phân bón hữu cơ trong nông nghiệp
Tận dụng chính phụ phẩm từ ngành nông nghiệp để sản xuất phân bón hữu cơ 3A an toàn cho ngành nông nghiệp – đây là giải pháp hiệu quả ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm và xói mòn, bạc màu của đất.
Phế phụ phẩm sau khi ủ đã hoai mục và trở nên tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, nguồn vi sinh vật có lợi phong phú. Bà con có thể dùng để bón lót cho cây trồng, cây ăn quả, chè, café; Dùng để cải tạo đất nông nghiệp trước mùa vụ trồng trọt, tăng độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất.
Tóm lại
Sự phát triển của công nghệ vi sinh cùng với quy trình sản xuất phân bón từ phụ phẩm nông nghiệp là bước tiến mới, hướng đến nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững.
Đội ngũ nhân sự 3A sẵn sàng hỗ trợ giải đáp thắc mắc, cung cấp và hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học an toàn cho nông nghiệp. Bà con vui lòng liên hệ để được tư vấn chi tiết.