Quy trình ủ phân hữu cơ từ A đến Z

Tất tần tật quy trình ủ phân hữu cơ tại nhà từ A đến Z

Phân hữu cơ có nguồn gốc từ nhiều loại khác nhau từ phân chuồng, phân xanh cho đến rác thải sinh hoạt. Đây đều là những loại có thời gian phân hủy lâu, đồng thời cũng chứa nhiều thành phần trứng giun, sán, vi sinh vật gây hại. Do đó, muốn sử dụng để bón phân cho cây trồng người nông dân cần phải thực hiện đúng quy trình ủ phân hữu cơ.

Quy trình ủ phân hữu cơ từ A đến Z

1. Thực trạng chất thải hữu cơ hiện nay ở nước ta

Theo thống kê cho thấy ở nước ta cứ mỗi người sẽ thải ra 1kg rác mỗi ngày. Như vậy, với hơn 90 triệu người sẽ thải ra tương đương 90 triệu kg rác thải. Nếu không thu gom và xử lý nguồn rác thải này nó sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm, mùi hôi bốc lên vô cùng khó chịu. 

Bài tin liên quan:

Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp

Xử lý bùn thải ao nuôi tôm cá thành phân hữu cơ

Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học EM thứ cấp và Bokashi dạng bột

Cách làm đệm lót sinh học

Men vi sinh ủ thức ăn chăn nuôi

Sản xuất Enzyme Papain

Trước tình trạng đó, việc áp dụng những cách làm mùn hữu cơ, cách ủ phân hữu cơ chính là giải pháp tuyệt vời để khắc phục tình trạng này. Bên cạnh đó, sau khi ủ rác thải hữu cơ người dân có thể sử dụng nó để bón cây cảnh, bón cây trồng nông nghiệp, giảm thiểu lượng phân hóa học cần dùng, tiết kiệm chi phí và mang lại năng suất tối đa. 

Quy trình ủ phân chuồng

Trước tình trạng đó, việc áp dụng những cách làm mùn hữu cơ, cách ủ phân hữu cơ chính là giải pháp tuyệt vời để khắc phục tình trạng này. Bên cạnh đó, sau khi ủ rác thải hữu cơ người dân có thể sử dụng nó để bón cây cảnh, bón cây trồng nông nghiệp, giảm thiểu lượng phân hóa học cần dùng, tiết kiệm chi phí và mang lại năng suất tối đa. 

2. Thành phần của phân hữu cơ

Muốn đảm bảo ủ phân hữu cơ đạt hiệu quả thì đòi hỏi bà con cần nắm rõ các thành phần có trong loại phân này. Cụ thể như sau:

Các chất hữu cơ

Nó sẽ bao gồm giấy, thân, lá cây và nhiều chất thải hữu cơ khác có khả năng phân hủy sinh học. Những thành phần này sẽ tạo nên chất màu nâu và màu xanh. Còn những rác thải như rơm rạ, cây khô, mạt cưa, vỏ quả khô,… sẽ cung cấp carbon. Bã cà phê, rau củ quả thừa,… sẽ sản sinh ra nitơ. 

Độ ẩm

Đây là yếu tố quan trọng nhất của phân hữu cơ, yêu cầu phải đạt từ 40 đến 60%. Trường hợp ủ phân hữu cơ quá ướt hoặc quá khô thì vi sinh vật sẽ không phân hủy được và coi như quá trình ủ đã thất bại.

Quy trình ủ phân hữu cơ

Oxy

Quy trình ủ phân hữu cơ đòi hỏi phải tốn thời gian. Do đó, oxy có ý nghĩa rất lớn trong việc phân hủy chất hữu cơ. Người thực hiện phải thường xuyên trộn đống phân ủ để cung cấp đủ oxy cần thiết. 

Vi khuẩn

Khi đã cung cấp đầy đủ những yếu tố trên thì vi sinh vật sẽ bắt đầu hoạt động và đồng thời phân hủy chất hữu cơ. Thực chất, vi khuẩn đã có sẵn ngay từ thời điểm bắt đầu ủ phân.

3. Những cách ủ phân hữu cơ

Kỹ thuật ủ nổi

Cách ủ phân hữu cơ này thường được áp dụng đối với phân chuồng và phân bắc. Theo đó, trong quy trình ủ người thực hiện cần phải kết hợp với các sản phẩm vi sinh như super lân tỷ lệ 5%, chế phẩm EM thứ cấp tỷ lệ 1 đến 1.5 lít, dung dịch nồng độ cồn 1 đến 5% tưới cho 1 đến 2 tạ phân chuồng, phân vi sinh tỉ lệ 2 đến 3%, Bi o-Plant (5ml với 20 lít nước cho 1 tấn phân). Tất cả đem trộn lại với nhau rồi chất thành đống cao từ 1.5 đến 2m, đường kính tùy theo số lượng phân đem ủ.

Quy trình ủ phân hữu cơ tại nhà

Tiến hành nén chặt đống phân rồi sau đó phủ lên một lớp bùn nhão kín lên toàn bộ đống phân. Ở trên đỉnh đống phân để chừa một lỗ hình tròn lớn có đường kính từ 20 đến 25cm để tiện cho việc đổ nước phân bổ sung, nước dãi định kỳ từ 15 đến 20 ngày một lần. Sau khi thực hiện xong phải dùng bạt, túi ni lông hay xác hữu cơ để che chắn đống phân ủ cho cẩn thận. 

Nếu vụ đông sẽ mất từ 50 đến 60 ngày, còn vụ hè sẽ mất 40 đến 50 ngày để đống phân hoai mục. Khi phân hoai mục, không còn tơi xốp, còn ít mùi hôi thối thì lúc này có thể dùng để bón phân cho cây. 

Kỹ thuật ủ chìm

Để thực hiện quy trình ủ phân chuồng phân hữu cơ theo kỹ thuật ủ chìm đòi hỏi bà con cần phải đào một hố ủ ở vị trí đất khô ráo, độ sâu từ 1.0 đến 1.5m, đường kính hố ủ từ 1.5 đến 3m hoặc lớn nhỏ tùy theo lượng phân bà con cần ủ. Toàn bộ phần chìm của hố bao gồm cả đáy sẽ được sử dụng ni lông hay lá chuối tươi để phủ lên. Mục đích là để ngăn ngừa nước phân chảy ra ngoài hay nước ngầm xâm nhập vào trong đống phân. 

Thực hiện quy trình ủ phân xanh, phân chuồng, phân bắc vào trong hố đã chuẩn bị như phương pháp ủ nổi. Với kỹ thuật ủ chìm phân yêu cầu sau khi ủ phải được tơi xốp. Có màu nâu đen, không có mùi hôi thì mới gọi là đạt yêu cầu. 

cách ủ phân hữu cơ

Để sử dụng phân sau khi ủ bón cho cây cần đảm bảo tỷ lệ 5 đến 10 tạ phân cho 1 sào ở Bắc Bộ, tức 360m2. Bà con có thể sử dụng phân để bón lót hay bón thúc cho cây đều rất tốt. 

4. Quy trình ủ phân hữu cơ tại nhà

Đối với những người ở thành phố, ở nơi có diện tích sinh hoạt nhỏ hẹp thì việc ủ phân hữu cơ như trên có phân khó khăn hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thực hiện việc ủ phân hữu cơ với quy trình đơn giản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thùng chứa phân hữu cơ

Bạn có thể mua hoặc tự làm thùng ủ rác hữu cơ bằng thùng gỗ hay thùng nhựa, thùng xốp đều được. Tùy theo diện tích cho phép mà bạn làm loại thùng lớn hay thùng nhỏ. Trung bình khoảng từ 20 đến 120 lít là hợp lý nhất. Một điều cần lưu ý là nếu sử dụng loại thùng nhựa kín thì cần phải dùng khoan để khoan một vài lỗ nhỏ cho nước thoát ra bớt.

Quy trình ủ phân hữu cơ tại nhà

Bước 2: Chọn vị trí đặt thùng chứa phân hữu cơ

Vì trong quá trình ủ rác thải sinh hoạt sẽ có mùi hôi khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Do vậy, yêu cầu bạn phải lựa chọn khu vực để thùng chứa phân hợp lý, xa nơi sinh hoạt. Ngoài ra, khu vực để thùng chứa rác cũng phải tiếp cận được nhiều ánh sáng, có như vậy mới giúp nước thoát ra ngoài, đẩy nhanh tiến trình phân hủy rác. 

Bước 3: Phân loại và chọn rác để làm phân hữu cơ tại nhà

Carbon và nitơ là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cây phát triển khỏe mạnh. Vậy nên, khi làm phân hữu cơ tại nhà cần đảm bảo có đủ rác hữu cơ xanh và rác hữu cơ nâu. 

+ Rác hữu cơ xanh bao gồm lá cây, hoa quả thừa, tóc, phân động vật, cỏ vụn, bã cà phê,…

+ Rác hữu cơ nâu bao gồm rơm, giấy báo, giấy vệ sinh, vải vụn, mạt cưa, vỏ trứng gà, túi trà lọc,…

Lưu ý, đối với những loại rác thải khó phân hủy như rơm rạ, vỏ dừa khô thì trước khi mang đi ủ bạn nên chặt nhỏ hoặc nghiền nát nó ra. Có thể làm thủ công hay sử dụng máy để nghiền đều được. 

Bạn không nên sử dụng những loại rác như đồ nhựa, thịt gia súc gia cầm hay các loại xương,… để ủ phân. Bởi đồ nhựa không thể phân hủy được, còn thịt của động vật, gia súc, gia cầm có chứa mầm bệnh lớn và mùi hôi thối khó chịu. Trường hợp sử dụng sản phẩm từ sữa, vỏ sò vỏ hết, gỗ, than gỗ, cỏ dại, chất béo, dầu mỡ, phân người, phân vật nuôi,… cần phải được trải qua quá trình xử lý trước mới được đem đi ủ. 

Ngoài ra, lời khuyên dành cho bạn nữa đó là khi ủ phân hữu cơ tại nhà không nên ủ vỏ cam quýt, lá sả, lá bạch đàn,… hay những loại rác có chứa tinh dầu. Bởi vì, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật, làm tiến trình phân hủy rác bị giảm đi đáng kể. 

Bước 4: Trộn các loại rác hữu cơ

Bước tiếp theo trong quy trình ủ phân hữu cơ sau khi đã chọn và phân loại đủ số lượng rác cần yêu cầu đó là rải 10cm phân râu, rồi rải tiếp lớp pahan xanh mỏng và 10cm phân nâu lên đống rác. 

Trộn đều tất cả các nguyên liệu trên rồi mang đi ủ trong vòng 2 tuần mới được tưới nước. Tiếp tục rải thêm một lớp phân nâu ở trên bề mặt hỗn hợp cho đầy thùng chứa. 

Quy trình ủ phân hữu cơ trồng cây

Bước 5: Kiểm tra độ ẩm

Muốn kiểm tra độ ẩm của phân hữu cơ đã chuẩn chưa bạn hãy nắm hỗn hợp rác hữu cơ trên tay. Nếu như có nước rỉ ra các kẽ tay thì có nghĩa là nó đã dư độ ẩm. Lúc này cần phải bổ sung thêm cỏ khô hay rơm rạ để cân bằng lượng nước trong rác hữu cơ. 

Trường hợp nắm rác hữu cơ trong lòng bàn tay và mở ra thấy rác tơi và rời rạc thì nghĩa là nó đang bị thiếu độ ẩm và cần tưới nước. Khi nắm hỗn hợp rác trên tay mà thấy nó kết dính, không bị chảy nước ra thì nghĩa là độ ẩm đạt yêu cầu. 

Bước 6: Chờ đợi và nhận thành quả

Trung bình phải mất khoảng 30 ngày thì toàn bộ các nguyên liệu mới phân hủy thành phân compost. Đặc điểm của loại phân này đó là màu nâu đất, có mùi của đất nhưng không có mùi hôi và hắc như rác thải. Khi quan sát thấy phân hữu cơ vụn ra tựa như mùn thì đó có nghĩa là quá trình ủ phân tại nhà đã thành công và bạn có thể sử dụng để bón phân cho cây. 

<p dir="ltr" style="text-align:just

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục Giỏ Hàng Trang Chủ Tin tức