Phân vi sinh xử lý nước thải – Vai trò quan trọng trong đời sống con người
Hiện nay, vấn đề xử lý nước thải trước khi xả ra ngoài môi trường đang được chính phủ cũng như nhiều doanh nghiệp quan tâm. Cũng đã có nhiều những công nghệ, phương pháp hiện đại được đưa ra. Trong đó không thể không kể đến công nghệ phân vi sinh xử lý nước thải, đang được nhiều nhà máy sử dụng. Bạn đã biết những gì về phương pháp này rồi ? Nếu chưa thì ngay bây giờ hãy để chúng tôi chia sẻ ngay cho bạn những thông tin hữu ích về nó nhé.
Phân vi sinh xử lý nước thải là gì ?
Phân vi sinh xử lý nước thải là một công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học không chỉ hiện đại mà còn an toàn, thân thiện với môi trường bậc nhất hiện nay. Hiểu một cách đơn giản về quy trình xử lý nước thải của công nghệ này chính là dựa vào các loại vi sinh vật khác nhau như vi khuẩn, động vật nguyên sinh, nấm mốc, nấm men… để nhằm phân hủy các chất hữu cơ ô nhiễm một cách tự nhiên mà không cần dùng máy móc để lọc lại.
Nhờ khả năng hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh và năng lực thích ứng lại mạnh, chính vì thế chúng lại càng được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hiện nay. Cơ chế hoạt động của các vi sinh này là dựa trên cơ sở chuyển hóa liên tục các chất hay hợp chất hữu cơ ở trong nước thải bằng cách trở thành tế bào nguyên sinh mới qua chính bề mặt tế bào của chúng. Vi sinh vật xử lý nước thải có khả thể phân hủy các chất hữu cơ và sử dụng các chất hữu cơ như thức ăn của chúng để thực hiện các phản ứng sinh học tổng hợp.
Vi sinh vật được ứng dụng trong xử lý nước thải
Tuy nhiên nếu sau khi hấp thụ, các chất hữu cơ không được đồng hóa thành tế bào chất thì tốc độ hấp thụ của loại vi sinh này sẽ giảm tới 0. Như vậy có thể nói, các chất hữu cơ hoàn toàn không phải chỉ dùng để tạo ra các phản ứng sinh học tổng hợp. Mà trong đó một lượng nhất định các chất hữu cơ hấp thụ sẽ được dành cho việc kiến tạo tế bào, còn một lượng khác các chất hữu cơ còn lại sẽ được oxy hóa để sinh năng lượng cần thiết cho việc tổng hợp sau đó.
Ủ phân vi sinh là gì?
Phân vi sinh được nuôi cấy để xử lý chất thải môi trường còn được tạo ra nhờ cách ủ phân vi sinh.
Thực chất ủ phân vi sinh có ứng dụng nhiều nhất là để bón cho cây và tránh ảnh hưởng từ phân bón hóa học, gây hại cho môi trường. Tuy nhiên phân vi sinh khi ủ cũng có thể giúp ích trong quy trình xử lý chất thải ở trên.
Các bạn có thể tự ủ phân vi sinh từ rác thải nhà bếp rất đa dạng như vỏ chuối, vỏ cam, vỏ trứng, hoa quả dư thừa, hư hỏng… hoặc chất thải người, gia súc, gia cầm,… sau đó kết hợp ủ với chế phẩm vi sinh nhằm tạo ra vi sinh vật trước khi được sử dụng trong quy trình nuôi cấy.
Ủ phân vi sinh được nhiều gia đình tự làm tại nhà
Các cách ủ phân vi sinh và quy trình ủ phân vi sinh:
1. Chuẩn bị nguyên liệu:
-
Nguyên liệu phế thải từ nông lâm nghiệp và công nghiệp thực phẩm như: rơm rạ, các thân lá cây ngô, lạc, đậu đỗ sau thu hoạch, cây phân xanh, bèo tây (lục bình), vỏ lạc, trấu…; hay các loại mùn: than bùn, mía, cưa, giấy…Phân gia súc, gia cầm…
-
Cám gạo, rỉ mật đường hoặc mật mía.
-
Chế phẩm sinh học (Men ủ): Men cái hoặc men ủ hoàn chỉnh
2. Quy trình ủ phân vi sinh được tiến hành như sau:
Bước 1: Chọn nơi ủ
Địa điểm ủ nên là nền bằng phẳng hoặc hơi dốc để tiện cho cả quá trình cũng như việc vận chuyển sau này. Những gia đình có thể tận dụng được nhà kho hay chuồng gia súc có mái che thì sẽ tốt hơn nếu để phơi ngoài trời. Nếu ủ trong kho thì nên đào các rãnh dùng để thoát nước. Trung bình để ủ 1 tấn phân ủ vi sinh thì cần diện tích nền khoảng 3 m2.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ (và chuẩn bị nguyên liệu)
Các bình tưới loại to, cào, cuốc, xẻng,…. Nếu ủ trong nhà kho hay chuồng gia súc thì không cần chuẩn bị nhưng nếu ở ngoài trời thì cần phải có các loại vật liệu sẵn có như bạt, bao tải, nilon… để che đậy và các loại lá để làm mái tránh mưa nắng, sương hay các yếu tố ngoại cảnh khác và đặc biệt là để giữ nhiệt cho đống ủ.
Bước 3: Trộn chế phẩm vi sinh và rỉ mật
Để trộn đều gói chế phẩm và rỉ mật hoặc mật mía cho 1 tấn nguyên liệu ủ, làm cách sau: Chia đều chế phẩm và nước rỉ mật làm 5 phần. Cho 1 phần chế phẩm và nước rỉ mật vào ô doa nước khuấy đều.
Nếu không có rỉ mật hoặc mật mía thì có thể dùng các phụ phẩm từ vỏ các loại quả chín như quả chuối, quả cà chua chín nẫu… ngâm vào nước thay thế, thời gian ngâm nên diễn ra trước khi ủ phân 2 đến 3 ngày.
Bước 4: Tiến hành ủ
Các loại nguyên liệu khó phân huỷ hơn như trấu, lá khô, thân lá cây ngô, rơm rạ, mùn cưa,… nên được rải xuống dưới cùng, dày 0,3-0,4 m (chiếm 20% tổng lượng phế phụ phẩm); Sau đó rải đều lên một lớp phân chuồng (chiếm 30% tổng lượng phân chuồng để ủ) hoặc nước phân đặc, rồi tưới đều phần dung dịch chế phẩm và rỉ mật lên trên. Cuối cùng rắc thêm vào đó vài nắm cám gạo hoặc bột sắn làm chất dinh dưỡng giúp cho vi sinh vật hoạt động mạnh hơn; sau đó tiếp tục với các loại phụ phẩm bên trên với một lớp dày khoảng 40cm, cuối cùng là một lớp phân chuồng của gia súc hoặc phân người và dung dịch chế phẩm sinh học và mật mía là được. Từng lớp như vậy cho đến khi đống phân ủ cao khoảng 1,5m là đã hoàn thành rồi.
Bước 5: Che đậy đống ủ
Sau khi hoàn thành hãy dùng bạt, bao tải hoặc nilon để che phân ủ lại. Nếu địa điểm ủ là ở trong nhà kho hoặc chuồng thì có thể che bằng một tấm bạt mỏng là đã được rồi. Để tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào đống ủ thì nên bổ sung che thêm bằng vài tấm che bằng lá hay mái lợp cũng được. Nếu thời điểm ủ là vào mùa đông thì cần chú ý hơn, phải che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ không bị xuống quá thấp so với yêu cầu mà luôn được duy trì ở mức từ 40 đến 50 độ C.
Bước 6: Đảo đống ủ và bảo quản
Sau khi ủ phân vi sinh vài ngày thì chắc chắn nhiệt độ của đống ủ sẽ tăng lên cao khoảng 40-50 độ C. Không khí cần cho vi sinh vật sẽ bị giảm đáng kể. Chính vì thế, sau khoảng từ 7 đến 10 ngày thì nên mở bạt và tiến hành kiểm tra đống ủ. Cùng với đó là đảo trộn cho các nguyên liệu đều hơn và nếu nguyên liệu bị khô thì hãy bổ sung nước ngay lập tức. Hãy nhớ đổ nước từ từ và trộn đều chứ đừng đổ quá nhiều một lúc. Còn nếu quá ướt thì dùng cào khêu cho đống phân thoáng khí để thoát hơi nhanh.
Sau khi đống phân ủ được khoảng từ 15-20 ngày thì lại đảo lại lần nữa đống phân ủ. Riêng đối với các loại nguyên liệu khó phân hủy như đã nêu ở trên (thân cây ngô, cây mía hay rơm rạ,…) thì cứ sau 20 ngày hãy đảo lại thêm 1 lần nữa.
Công đoạn này cực kỳ quan trọng vì quyết định thành quả của phân vi sinh
Loại phân vi sinh này sau khi được ủ và lên men thì chúng ta có thể tận dụng chúng trong quy trình nuôi cấy xử lý chất thải rồi.
Giới thiệu sản phẩm giúp ích cho công tác ủ phân vi sinh
1. Mật rỉ đường
Trong quá trình nuôi vi sinh vật, mật rỉ đường (rỉ đường) đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chúng tồn tại ở dạng chất lỏng đặc sánh, là phần còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Tuy chỉ là một phụ phẩm trong quá trình sản xuất đường nhưng lại có tác dụng rất đa dạng trong nông nghiệp, công nghiệp và giúp ích trong quá trình nuôi vi sinh để xử lý nước thải môi trường.
Mật rỉ đường là sản phẩm được nhiều người tin dùng
2. Chế phẩm EM1
Trong chế phẩm sinh học EM1 này chứa khoảng 80 loài vi sinh vật kị khí và vì sinh vật hiếu khí thuộc nhiều nhóm khác nhau như: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc,… Do chế phẩm này chứa đựng đồng thời đa chủng vi sinh vật nên tạo ra các tác dụng đa năng khác nhau; có thể ứng dụng trong hầu hết trong nhiều lĩnh vực và đặc biệt là xử lý nước thải môi trường.
Đặc biệt với khả năng phân hủy lượng bùn tích tụ dưới đáy thì khi ứng dụng trong quy trình nuôi cấy sẽ tạo thuận lợi hơn trong việc lên men vi sinh vật.
Chế phẩm sinh học EM1 tạo thuận lợi cho quy trình nuôi cấy vi sinh vật
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở cung cấp những loại mặt hàng này, và một trong số các doanh nghiệp mà bạn có thể tin tưởng hoàn toàn chính là: Công ty CPĐT Tuấn Tú. Bên cạnh đa dạng mẫu mã sản phẩm nhằm phục vụ các mục đích khác nhau thì công ty luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn cho các bạn trước khi sử dụng. Giá thành sản phẩm ở đây cũng cực kì hợp lý và đáng để lưu tâm. Nếu như bạn đang tìm kiếm công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý nước thải môi trường cũng có thể liên hệ với công ty bởi công ty rất uy tín trong việc chuyển giao loại công nghệ này.
ĐC: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, Phường Liên Mạc, Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại hỗ trợ khách hàng tại Miền Bắc: 0948912688 – 0914567869
Điện thoại hỗ trợ khách hàng tại Miền Nam: 0945796556 – 0984930099
Email: maynhanongvn@gmail.com
Website: https://maynhanong.com/
Bạn có thể mua hai sản phẩm trên ở địa chỉ :
Mật rỉ đường: https://maynhanong.com/mat-ri-duong
Chế phẩm EM1 : https://maynhanong.com/che-pham-em1
Hẳn là sau bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách xử lý nước thải môi trường rồi phải không? Sử dụng phân vi sinh xử lý nước thải không chỉ thân thiện với môi trường mà còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp để giúp ích cho nguồn nước nơi bạn sống thì đây là một gợi ý không thể bỏ qua.