Phân bón vi sinh là gì? Phân loại và dây chuyền sản xuất phân bón vi sinh
Sử dụng phân bón hóa học cùng với thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều, không đúng quy chuẩn làm đất đai bị thoái hóa, năng suất cây trồng kém. Vì vậy, để giải quyết được bài toán nan giải cho nền nông nghiệp nước ra phân bón vi sinh đã được ra đời. Vậy phân bón vi sinh là gì? Phân loại và cách sử dụng phân bón vi sinh ra sao? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn điều đó bạn nhé.
1. Phân bón vi sinh là gì?
Phân bón vi sinh hay còn gọi là phân vi sinh, đây là các chế phẩm sinh học chứa một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi cho cây trồng và đất như vi khuẩn, nấm, tảo,… Nguồn gốc của phân vi sinh là từ các chất thải của động thực vật, các hỗn hợp vi sinh vật,…
Thay vì lạm dụng phân bón hóa học thì việc sử dụng phân bón vi sinh sẽ cung cấp được các loại vi sinh vật vào trong đất, chúng hoạt động và tạo ra những thành phần dinh dưỡng thúc đẩy cây trồng phát triển và đạt năng suất cao.
2. Lợi ích của phân bón vi sinh
Ngày nay rất nhiều bà con sử dụng phân bón vi sinh vật bởi nó mang lại những lợi ích tuyệt vời như sau:
+ Đối với cây trồng
-
Sử dụng phân vi sinh bón cho cây sẽ giúp cung cấp được các loại vi sinh vật cho đất, chúng hoạt động và tạo ra chất dinh dưỡng để giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
-
Phân bón vi sinh có chứa đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng. Từ đó giúp cây trồng không bị thiếu hụt dinh dưỡng, kích thích sự sinh trưởng của cây trồng, nhằm nâng cao năng suất của cây trồng, thân thiện với môi trường.
-
Rất nhiều hợp chất mà cây trồng khó hấp thụ sẽ được các vi sinh vật trong loại phân bón này phân giải hiệu quả. Nhờ đó mà cây trồng hấp thụ được dinh dưỡng và đem lại năng suất cao hơn.
-
Phân bón vi sinh giúp rễ cây phát triển, tăng khả năng miễn dịch, hạn chế sâu, bệnh hại, góp phần giúp cây trồng sinh trưởng nhanh, tăng năng suất.
+ Đối với đất
-
Phân vi sinh giúp cải tạo được đất, cung cấp chất dinh dưỡng, khắc phục tình trạng xói mòn, tăng sự màu mỡ cho đất.
-
Được coi là nguồn thức ăn chính cho các vi sinh vật tồn tại trong đất.
-
Các vi sinh vật trong phân bón giúp làm tê liệt, gây ức chế vi sinh vật có hại, tiêu diệt nấm bệnh ở trong đất.
-
Dùng phân vi sinh lâu ngày không làm cho đất bị chua hay phèn như một số loại phân bón hóa học thông thường.
+ Đối với người dùng và môi trường
-
Phân bón vi sinh vật sử dụng đơn giản, không gây độc hại như các loại phân bón hóa học.
-
Không gây ảnh hưởng thực vật, môi trường sinh thái và con người.
-
Thân thiện với hệ môi trường sinh thái, an toàn với người và vật nuôi.
-
Dù bất kỳ giai đoạn phát triển nào của gây trồng cũng đều có thể sử dụng được mà không gây bất kỳ mối nguy hại nào.
3. Phân loại phân vi sinh
Hiện nay trên thị trường có hai loại phân bón vi sinh phổ biến đó là phân vi sinh và phân bón vi sinh hữu cơ. Để phân biệt hai loại phân này bạn có thể dựa vào bảng sau:
Phân biệt phân vi sinh và phân bón vi sinh hữu cơ |
||
Đặc điểm |
Phân vi sinh |
Phân bón vi sinh hữu cơ |
Bản chất |
Đây là chế phẩm sinh học có chứa nhiều loại vi sinh vật có ích. |
Là loại phân hữu cơ bình thường nhưng thành phần có các vi sinh vật có ích. |
Nguyên liệu |
Dùng mùn để làm chất độn mang vi sinh. |
Các vật liệu hữu cơ gồm phân chuồng, bã mía, vỏ cà phê, cây phân xanh. |
Mật độ vi sinh vật |
Từ 1.5 x 10^8 |
Từ 1×10^6 |
Các loại vi sinh có bên trong |
Vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giả cellulose. |
Vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, kích thích tăng trưởng. |
Cách sử dụng |
Trộn cùng hạt giống hoặc bón trực tiếp xuống đất đều được. |
Bón trực tiếp xuống đất. |
4. Dây chuyền sản xuất phân bón vi sinh
Thay vì mua phân vi sinh vật ở ngoài, thì bà con có thể tự mình sản xuất loại phân bón này tại nhà chỉ cần dùng dây chuyền sản xuất phân bón 3A. Với dây chuyền này bà con có thể thực hiện được rất nhiều công việc như ép viên phân hữu cơ từ những loại phân chuồng, than bùn, chất thải hầm biogas, phụ phẩm nông nghiệp băm nhỏ,… Các thành phẩm thu lại được là phân hữu cơ vi sinh dạng bột, dạng viên nén và đóng vào bao để bán hay mang đi bón cho cây.
Quy trình sản xuất phân bón vi sinh của dây chuyền 3A như sau:
4.1. Công đoạn nghiền phân hữu cơ
Để thực hiện công đoạn nghiền phân hữu cơ cần 2 thiết bị chính là phễu chứa nguyên liệu 3A 2m3 và máy nghiền, đánh tơi phân 3A45KW.
+ Phễu chứa nguyên liệu 3A 2m3
Đây là dụng cụ có công dụng chứa các nguyên liệu để phục vụ cho quy trình làm phân hữu cơ, phân vi sinh đã trải qua quá trình ủ để loại bỏ những vi sinh vật có hại cho cây trồng, thúc đẩy các chất dinh dưỡng có lợi. Yêu cầu của phân ủ hoàn thiện là phải có độ ẩm từ 30 đến 40% để việc sản xuất phân thành viên phân được diễn ra thuận lợi nhất.
Bảng thông số của phễu chứa nguyên liệu 3A 2m3 như sau:
Động cơ giảm tốc cho băng tải (có biến tần) |
3 Kw |
Động cơ rung của phễu cấp liệu |
2,2 Kw |
Nguồn điện sử dụng |
380 (V) |
Kích thước phễu nạp (dài x rộng) |
2400 x 2400 (mm) |
Kích thước máy (dài x rộng x cao) |
3500 x 2200 x 2700 (mm) |
Vật liệu chế tạo |
Tôn tấm, thép hộp, thép V |
Thế tích chứa |
2m3 |
Chiều dài băng tải |
3000 mm |
+ Máy nghiền, đánh tơi phân 3A45KW
Trong kỹ thuật sản xuất phân bón vi sinh cũng không thể thiếu được chiếc máy nghiền hay máy đánh tơi phân 3A45KW. Thiết bị này được sử dụng để đánh tơi, nghiền nhuyễn các loại phân vừa ủ xong hay phân bị vón cục để trở nên tơi xốp, mịn màng và độ ẩm được đồng nhất. Kích thước của phân sau khi được nghiền khoảng từ 2 đến 4mm, đảm bảo đạt chuẩn để chuẩn bị cho công đoạn ép viên hay đóng bao để phân phối ra ngoài thị trường.
Bảng thông số kỹ thuật của máy 3A45KW
Công suất động cơ |
45 (kw) |
|
Tốc độ động cơ |
1450 (vòng/phút) |
|
Nguồn điện sử dụng |
380 (v) |