Hướng dẫn sản xuất và sử dụng phân bón lá
Phân bón lá là gì? Khi nào nên sử dụng phân bón lá? Cách sản xuất phân bón lá tại nhà có khó không? Để giải đáp những thắc mắc này cùng tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi bạn nhé.
1. Phân bón lá là gì?
Phân bón lá hay còn gọi là phân bón qua lá, đây được coi là giải pháp phun một hay nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng qua lá, cuống, hoa, trái,…nhằm giúp cho cây hấp thụ được chất dinh dưỡng hiệu quả nhất. Thành phần chính của phân bón lá gồm:
+ Đa lượng: Đạm, lân, kali.
+ Trung lượng: Canxi, lưu huỳnh, magie
+ Vi lượng: Sắt, kẽm, mangan, đồng, molypden, clo
Ngoài những thành phần kể trên thì trong phân bón lá còn có nhiều thành phần giúp kích thích cây trồng đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu trái và đặc biệt là giúp tránh xảy ra hiện tượng rụng quả non, đảm bảo quả lớn, tăng sức chống chịu sâu bệnh cho cây.
Một số người thắc mắc có nên dùng phân bón lá hay không, trên thực tế còn tùy vào mỗi trường hợp khác nhau. Việc phun phân bón lá rất cần thiết nếu như rễ cây bị tổn thương, đất trồng bị nhiễm mặn, chất dinh dưỡng bị bất động hóa bởi tác động của vi sinh vật,… mà việc dùng phân bón truyền thống vào đất không mang lại hiệu quả.
2. Khi nào nên và không nên dùng phân bón lá?
Không phải lúc nào bạn cũng dùng phân bón lá cho lan, phân bón lá cho rau được. Chỉ những trường hợp dưới đây sử dụng phân bón lá mới giúp phát huy được công dụng tối đa.
+ Đất có dưỡng chất hữu dụng thấp
Trong trường hợp đất đá vôi sẽ có chứa lượng sắt hữu dụng thấp, kết quả làm cây trồng thiếu sắt trầm trọng. Thay vì bón phân vào đất thì phun dinh dưỡng qua lá sẽ hiệu quả hơn, nó giúp hạn chế độc tính của mangan hiệu quả.
Khi đất có chứa độ pH và hữu cơ cao, trong khi mangan thiếu thì chỉ cần phun phân bón lá có chứa thành phần mangan là có thể khắc phục được. Còn nếu như trong đất chứa acid thì molypden sẽ bị cố định. Và lúc này nếu phun phân qua lá với thành phần chứa molypden thì nó sẽ phát huy hiệu quả hơn.
+ Lớp đất trên bề mặt bị khô
Đối với những vùng đất khô hạn, trên lớp đất của bề mặt thường xảy ra tình trạng thiếu nước, làm giảm hiệu quả cho các dưỡng chất trong suốt quá trình phát triển của cây trồng. Lúc này, nếu bạn bón dinh dưỡng trực tiếp vào trong đất thì sẽ mang lại hiệu quả hơn với việc phun qua lá. Vậy nên, những ai gặp trường hợp này thì không nên dùng phân bón lá.
+ Rễ giảm hoạt động trong thời kỳ sinh sản
Rễ cây sẽ giảm hấp thụ dinh dưỡng mỗi khi bắt đầu giai đoạn sinh sản. Vậy nên, dùng phân bón lá có thể bù đắp lượng dinh dưỡng này cho cây. Phun phân đạm qua lá ở giai đoạn sau của cây ngũ cốc chính là biện pháp thúc đẩy hàm lượng protein, năng suất và chất lượng của hạt ngũ cốc tăng cao.
3. Lưu ý khi dùng phân bón lá
Nắm rõ lưu ý khi sử dụng phân bón lá chính là cách giúp bạn phát huy được công dụng của loại phân này tối đa. Theo đó bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:
– Phân bón lá không phải là giải pháp có thể thay thế hoàn toàn việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Thực tế, nó chỉ đảm nhận vai trò bổ trợ thêm cho hình thức cung cấp qua rễ. Lá cây sẽ hấp thụ dinh dưỡng nhanh hơn so với rễ, song cung cấp chất dinh dưỡng qua lá chỉ là giải pháp tạm thời.
– Bạn nên tránh dùng phân bón cho cây khi đang nở hoa. Điều này quả thực rất quan trọng khi dùng phân bón lá cho hoa hồng hay phân bón lá cho mai vàng. Nếu bạn dùng phân bón lá lúc hoa đang nở thì sẽ gây rụng hoa. Ngoài ra, bạn cũng không nên phun phân qua lá lúc trời mưa to hay lúc trời nắng to.
– Trước khi sử dụng phân phải pha loãng phân theo đúng tỉ lệ được in trên bao bì.
– Khi phun phân bón lá lan thì không cần phải dùng phân bón qua rễ.
– Đối với các loại cây hai lá như cà chua, cam, quýt,… thì chỉ nên phun tập trung ở dưới lá. Còn với những loại cây như lúa, ngô thì bạn có thể phun đều cả 2 mặt lá. Ngoài ra, khi phun cũng cần phải cung cấp đủ lượng nước để dung dịch phun được tiếp xúc đều với tán lá.
– Tránh nhầm lẫn phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng cho cây trồng, bởi cả hai đều có tính chất, đặc điểm riêng. Nếu như trong chất kích thích không tồn tài chất dinh dưỡng cho cây thì phân bón lá lại có. Trường hợp bạn muốn vừa kích thích, vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây thì có thể pha hai loại theo đúng chỉ định của nhà sản xuất.
– Dùng phân bón lá cần đảm bảo nồng độ phun phải cao hơn so với nồng độ có sẵn ở trong lá. Dẫu vậy, bạn cũng nên tránh phun với nồng độ quá lớn, vì như vậy sẽ gây cháy lá, làm cây bị bội thực và ngộ độc, kết quả dẫn đến chết cây. Ngược lại, nếu bạn pha với nồng độ thấp, quá loãng thì sẽ không đem lại hiệu quả rõ rệt. Trong trường hợp này hãy khắc phục bằng cách pha nồng độ dung dịch từ trên cao xuống, sau đó thử nghiệm ở một vùng diện tích nhỏ. Kiểm tra khi nào cảm thấy tốt nhất thì mới được áp dụng đại trà.
– Phun phân bón lá thích hợp nhất là lúc trời râm mát như sáng sớm hay chiều tối. Đây là cách giảm tổn thương cho cây và đồng thời cũng tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Theo các chuyên gia thì thời gian phun thích hợp nhất là từ 9 đến 10 giờ sáng và 2 đến 3 giờ chiều nếu vào mùa đông, còn vào mùa hè nên phun lúc 7 đến 8 giờ sáng và 5 đến 6 giờ chiều.
4. Mua phân bón lá ở đâu?
Có không ít bạn thắc mắc mua phân bón lá ở đâu, bởi trên thực tế có rất nhiều đơn vị cung cấp sản phẩm này hiện nay nhưng không phải nơi nào cũng cam kết chất lượng, giá thành sản phẩm đúng như ý muốn của người dùng. Theo như các chuyên gia, nếu bạn có nhu cầu sử dụng phân bón lá số lượng lớn thì có thể tự mình sản xuất loại phân này tại nhà. Thị trường với dây chuyền sản xuất phân bón lá 3A được công ty CPĐT Tuấn Tú cung cấp đảm bảo có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề này dễ dàng hơn cả.
Dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ 3A có khả năng ép phân hữu cơ từ các loại phân chuồng, than bùn, chất thải hầm biogas, phụ phẩm nông nghiệp băm nhỏ,… Thành phẩm đầu ra của phân bón lá hữu cơ sinh học là dạng bột hay dạng viên nén được cho vào bao để đóng gọn gàng.
5. Dây chuyền sản xuất phân bón lá 3A
Như đã chia sẻ ở trên, nếu bạn có nhu cầu sử dụng phân bón lá nhiều, thì có thể tự trang bị dây chuyền sản xuất để tạo nên lượng phân đáp ứng được nhu cầu, giúp tiết kiệm chi phí tối đa. Thực tế, kỹ thuật sản xuất phân bón lá bằng dây chuyên 3A rất đơn giản, nó lần lượt trải qua các bước như sau:
Bước 1: Nghiền phân hữu cơ
Để nghiền phân hữu cơ cần đến hai thiết bị là phễu chứa nguyên liệu 3A 2m3 và máy nghiền, đánh tơi phân 3A45KW.
+ Phễu chứa nguyên liệu 3A 2m3: Bộ phận này sẽ chứa các nguyên liệu làm phân bón lá, phân hữu cơ bón lá, phân vi sinh đã trải qua quá trình ủ để loại bỏ vi sinh vật có hại, gia tăng các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
+ Máy nghiền, đánh tơi phân 3A: Nhiệm vụ của bộ phận này là nghiền nhỏ, đánh tơi phân đã được ủ để tránh tình trạng bị vón cục. Đảm bảo phân sau khi nghiền nhuyễn mịn, độ ẩm đồng đều, kích thước từ 2 đến 4mm, đạt tiêu chuẩn để ép viên và đóng bao sử dụng hay phân phối ra thị trường.
Bước 2: Sàng lọc phân
Ở giai đoạn sàng lọc phân sẽ có máy sàng rung 3A5,5Kw đảm nhận vai trò lọc và đánh tơi phân. Nó giúp loại bỏ được các tạp chất và phân còn vón cục, đem lại phân chất lượng cao.
Bước 3: Sản xuất phân hữu cơ dạng bột
Dây chuyền sản xuất phân lúc này sẽ có máy đóng bao dạng bột 3A. Nhiệm vụ của nó là đóng bao phân đã được nghiền và sàng lọc kỹ lưỡng. Thiết bị này có thiết kế 2 tính năng là cân định lượng và khâu miệng bao, đảm bảo cân đo đúng định lượng và đóng bao chắc chắn. Dĩ nhiên, người dùng có thể linh hoạt thay đổi mức cân định lượng này để đáp ứng nhu cầu của mình.
Bước 4: Sản xuất viên phân hữu cơ
Ở bước này sẽ cần đến 3 thiết bị đó là phễu chia liệu 3A, máy ép viên phân hữu cơ 3A37KW và máy đóng bao dạng hạt 3A.
+ Phễu chia liệu 3A: Phân sẽ được đưa từ sàng rung lên phễu chia liệu thông qua băng tải. Với thể tích 0.7m3 giúp phễu chứa được nhiều phân để cấp liệu cho hệ thống ép viên phân. Nhờ đó mà đảm bảo quy trình hoạt động được ổn định, không bị quá tải.
+ Máy ép viên phân hữu cơ 3A37Kw: Loại máy này đem lại năng suất ép lên đến 2.400kg mỗi giờ. Đặc biệt, máy còn được trang bị thêm 2 mặt sàng 4mm và 6mm, vì vậy mà đáp ứng mọi nhu cầu khó tính nhất của khách hàng. Khi phân được đưa ra sẽ nén chặt và không bị gãy rụng. Tùy theo nhu cầu mà người dùng lắp thêm máy ép viên để mang lại năng suất cao nhất.
+ Máy đóng bao dạng hạt 3A: Mục đích của thiết bị này là để ép phân dạng viên và cách sử dụng của nó tương tự như với máy đóng bao dạng bột 3A.
Nhìn chung, tất cả các thiết bị trong dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ 3A đều được liên kết với nhau chặt chẽ thông qua hệ thống băng tải hình chữ V. Nhiệm vụ của hệ thống băng tải này là kết nối các bước trong quy trình bằng cách tự động hóa và khép kín, từ đó giúp dây chuyền vận hành xuyên suốt và đồng bộ, tránh xảy ra ùn tắc và gia tăng năng suất làm việc.
Trên đây là hướng dẫn sử dụng và sản xuất phân bón lá đơn giản, hiệu quả. Còn nếu bạn muốn mua thiết bị để sản xuất phân bón thì đừng chần chờ gì nữa mà hãy liên hệ với ch&u