Những ứng dụng của mật rỉ đường

Những ứng dụng của mật rỉ đường bạn có thể chưa biết

Mật rỉ đường là gì?

Mật rỉ đường là phụ phẩm trong quá trình sản xuất đường. Dù vậy, bản chất vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng cao. Mật rỉ đường tồn tại ở dạng lỏng, đặc sánh, màu nâu đen, còn được gọi bằng tên rỉ đường, mật rỉ, rỉ mật… Đây chính là thành quả còn lại của hoạt động sản xuất rút đường theo phương pháp cô đặc, kết tinh.

Những ứng dụng của mật rỉ đường

Cách làm mật rỉ đường như thế nào?

Cách làm mật rỉ đường đã tạo ra một loại phụ phẩm với đa dạng tính năng, ứng dụng vào nhiều lĩnh vực. Từ mục đích hỗ trợ chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt đến xử lý môi trường đều đem đến lợi ích bất ngờ.

Vậy quy trình làm mật rỉ đường sẽ cần trải qua các công đoạn nào? Qua chia sẻ hữu ích sau đây, bạn nhanh chóng trang bị cho mình kiến thức về vấn đề này.

Khám phá ứng dụng của mật rỉ đường

Mật rỉ đường tồn tại ở dạng lỏng, đặc sánh, màu nâu đen, còn được gọi bằng tên rỉ đường, mật rỉ, rỉ mật… Đây chính là thành quả còn lại của hoạt động sản xuất rút đường theo phương pháp cô đặc, kết tinh.

Trong phụ phẩm, thành phần tiêu chuẩn bao gồm có đường, chất hữu cơ không đường cùng nguồn chất khoáng dồi dào.

Tỷ lệ giữa công thức hóa học, màu sắc, mùi vị và độ nhớt mật rỉ đường sẽ do nhiều yếu tố quyết định. Chẳng hạn như giống mía, thổ nhưỡng, thời tiết, thời điểm thu hoạch, quy trình sản xuất từng nhà máy.

Mật rỉ đường

Cách làm mật rỉ đường tạo ra loại phụ phẩm nhiều giá trị

Mặc dù đã bị rút đường, nhưng rỉ mật vẫn còn giữ được nhiều giá trị. Nhờ vậy được tận dụng để:

+ Làm nguyên liệu sản xuất rượu, bia (màu tối), tạo hương thuốc lá.

+ Lên men tạo nấm men, axit xitric, axit amin.

+ Chất phụ gia trong chế biến nguồn thức ăn chăn nuôi.

+ Cung cấp nguồn cacbon cho một số ngành công nghiệp.

+ Bổ sung tăng hoạt tính sinh học đất.

+ Sử dụng trong hình thức thủy canh, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

+ Nuôi vi sinh bằng mật rỉ đường, ủ phân hữu cơ.

+ Xử lý nước thải công nghiệp

+ Sản xuất cồn etylic phục vụ làm nhiên liệu động cơ.

+ Tạo hỗn hợp với keo trong ngành in…

Tìm hiểu về cách làm mật rỉ đường

Cách làm mật rỉ đường sử dụng nguồn nguyên liệu từ cây mía, củ cải đường, nho, lựu, chà là. Tuy nhiên, với đặc điểm canh tác, khí hậu, thổ nhưỡng tại Việt Nam, mía là lựa chọn tốt nhất.

Trên thế giới, khoảng 75% tổng lượng mật rỉ đường có nguồn gốc cây mía và gần 25% thuộc về củ cải đường. Cứ 100 tấn mía sẽ cho ra chừng 3-4 tấn rỉ mật. Tương đương phụ phẩm chiến gần 1/3 sản lượng đường được sản xuất.

Thành phẩm mật rỉ đường

Đến kỳ thu hoạch, các vườn mía sẽ cắt bỏ lá, giữ lại phần thân, chuyển đến nhà máy mật rỉ đường. Tại đây, thân mía được làm sạch rồi đem cắt nhỏ hoặc nghiền, ép lấy nước. Nước mía tiếp theo được đem đi đun sôi cho đến khi cô đặc, tạo thành tinh thể đường và tách ra lấy thành phẩm là đường.

Phần mật mía còn lại, đem đi cô đặc khoảng 3 lần. Khi đó, gần như tinh thể đường đã không còn. Kết quả cuối cùng thu lại được là mật rỉ đường.

Những ứng dụng của mật rỉ đường

Mật rỉ đường làm thức ăn chăn nuôi

Mật rỉ đường là phụ phẩm trong quá trình sản xuất đường. Dù vậy, bản chất vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng cao. Thường được dùng làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Vừa giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết, tạo độ ngon miệng cho vật nuôi, lại giảm đáng kể chi phí.

Trộn mật rỉ đường trực tiếp với thức ăn công nghiệp

Đây là cách sử dụng đơn giản, tiết kiệm thời gian và công sức. Theo đó, bà con chỉ cần trộn mật rỉ đường vào cám, các loại thức ăn như lúa mì, ngô, rơm rạ…

Phụ phẩm sẽ tạo được độ ngọt, kích thích vật nuôi ăn ngon. Ngoài ra, mật rỉ đường còn chưa nguồn khoáng chất dồi dào. Tăng cường sức để kháng giúp vật nuôi phát triển.

Ứng dụng mật rỉ đường trong chăn nuôi

Ứng dụng mật rỉ đường trong chăn nuôi mang đến giải pháp tiện lợi

Ủ chua mật rỉ đường với thức ăn

Mục đích sử dụng mật rỉ đường ủ chua cùng nguyên liệu như bã sắn, cỏ xanh, cây ngô… Sẽ hình thành nguồn thức ăn chăn nuôi dự trữ tuyệt vời.

Công thức được thực hiện như sau: Bà con dùng 100kg cỏ cây cắt nhỏ, mật rỉ đường 3kg, một chút muối ăn.

Trộn đều nguyên liệu đã chuẩn bị, sau đó ủ trong bao nilon nén kín, không để không khí lọt vào. Qua khoảng 2-3 tuần, cỏ bắt đầu chuyển màu vàng, có mùi chua như dưa muối. Lúc này, bà con mang cho vật nuôi ăn.

Để đảm bảo tận dụng giá trị tốt nhất của mật rỉ đường. Quá trình ủ thức ăn chăn nuôi, bà con có thể kết hợp thêm men vi sinh gốc EM.

Ứng dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Bên cạnh ứng dụng mật rỉ đường trong chăn nuôi làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Phụ phẩm còn phát huy tốt giá trị ở việc nuôi tôm.

Loại bỏ NH3 và NO2

Đây là những khí độc làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng tôm nuôi. Thậm chí, chúng tạo ra môi trường lý tưởng để mầm bệnh xâm nhập. Dẫn đến một số loại bệnh nguy hiểm như cong thân, đỏ thân, hoại tử cơ, hội chứng gan tụy cấp…

Dùng mật rỉ đường sẽ tạo ra được lượng cacbon, nito, dựa theo cơ chế từ các loại vi khuẩn dị dưỡng. Phục vụ hoạt động tổng hợp protein để loại bỏ đi các khi độc trong ao nuôi.

Các kết quả thử nghiệm chứng minh rằng hiệu quả đạt được rất ấn tượng. Vừa đảm bảo sự an toàn cho tôm nuôi, thân thiện môi trường. Lại tiết kiệm đáng kể chi phí khi giá của rỉ đường vô cùng hấp dẫn. Liều lượng thích hợp nhất cho 1 ha nuôi tôm là 30 lít mật rỉ.

Kiểm soát độ pH

Đối với những người nuôi tôm, luôn đặc biệt chú ý đến độ pH ở môi trường ao nuôi. Bởi đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tỷ lệ sống, sự phát triển của con tôm. Thông thường, độ pH phù hợp dao động từ 7.8 – 8.5. Nếu gặp phải biến động quá cao hay quá thấp sẽ làm chết tôm.

Có rất nhiều giải pháp để ổn định độ pH đối với ao nuôi tôm. Tuy nhiên, hiện nay được tin tưởng nhất phải kể đến hình thức nuôi vi sinh bằng mật rỉ đường. Phụ phẩm có chức năng tăng sinh vi khuẩn dị dưỡng để cạnh tranh cùng nguồn carbon với tảo.

Giúp xử lý nước thải

Trong nuôi trồng thủy sản, ủ mật rỉ đường cùng với men vi sinh còn đóng vai trò xử lý hiệu quả nguồn nước thải. Tránh trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường xung quanh.

Cách sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm hiện được đánh giá cao về những hiệu quả bất ngờ. Sở dĩ người nuôi trồng thủy sản lựa chọn giải pháp này là nhờ vào giá trị hội tụ mà phụ phẩm rỉ đường đem lại.

Lý do mật rỉ đường được ưa chuộng trong nuôi tôm

Mật rỉ đường tồn tại ở dạng chất lỏng, sánh, sệt, màu nâu đen. Được cô đọng, đúc kết sau quá trình sản xuất đường từ mía. Mặc dù là phụ phẩm nhưng mật rỉ vẫn còn chứa đựng nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng.

Mục đích sử dụng mật rỉ đường phù hợp nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trong số đó đặc biệt phải kể đến công dụng đối với hoạt động nuôi tôm.

mật rỉ đường trong nuôi tôm

Nhiều bà con đã tận dụng cách sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Kiểm soát NH3 và NO2

Tại ao nuôi tôm, các loại giáp xác sẽ đồng hòa lượng thức ăn đưa vào cơ thể khoảng 20-30%. Phần còn lại chúng thải ra môi trường ao nuôi. Khi đó, 50% tổng lượng nitrogen đưa vào ao nuôi (chủ yếu là thức ăn) chuyển thành khí độc NH3 và NO2. Nếu lượng khí vượt quá mức cho phép dẫn đến tôm bị chết.

Bởi vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu, khuyến khích bà con tận dụng mật rỉ đường. Nhằm tiến hành bổ sung nguồn cacbon đối với ao nuôi tôm. Phụ phẩm hoạt động dựa theo cơ chế tác động vi sinh vật dị dưỡng. Thông qua cabon và nito để tổng hợp protenin. Nhờ vậy loại bỏ thành công khí độc NH3 và NO2.

Kiểm soát độ pH

Thông thường, khi mật độ tảo trong ao nuôi tôm quá dày. Sẽ khiến lượng tiêu thụ cacbon từ CO2 lớn nên giảm tính axit của nước, làm độ pH tăng cao.

Cách sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm sẽ kích thích gia tăng mật độ vi khuẩn dị dưỡng. Nâng cao sức cạnh tranh giữa cacbon với tảo để đảm bảo ổn định, kiểm soát tốt nồng độ pH.

Nuôi vi sinh trong nước

Bên cạnh đó, phụ phẩm nuôi trồng thủy sản còn có thể ủ cùng men vi sinh để xử lý nước ở khu vực nuôi tôm. Nuôi vi sinh bằng mật rỉ đường với liều lượng, thời gian tùy thuộc vào từng loại men mà bà con lựa chọn.

Để phát huy tối đa lợi ích mật rỉ đường phục vụ nuôi tôm. Đòi hỏi hàm lượng oxy hòa tan tại ao nuôi đối với các vi khuẩn dị dưỡng hiếu khí phải được đảm bảo.

Mặt khác, bà con cần đảo trộn thường xuyên. Để vi khuẩn dễ dàng bám vào những hạt hữu cơ lơ lửng ở cột nước. Thúc đẩy thực hiện quá trình đồng hóa nguồn nitrogen.

Cách sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường mang đến nguồn cacbon hữu cơ lý tưởng tại các ao nuôi tôm. Không chỉ góp phần đẩy mạnh sản lượng nuôi trồng thủy sản. Tạo ra dòng tôm thành phẩm sạch, bảo vệ môi trường an toàn. Mà giá của rỉ đường còn rất rẻ, tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư cho bà con.

Từ cơ chế hoạt động đơn giản nhưng hiệu quả, rỉ đường rất dễ để thêm vào ao nuôi. Bằng cách hòa với nước rồi tạt đều khắp ao. Trong phụ phẩm chứa lượng cacbon khoảng 40%. Tương đương 32g mật rỉ đường cân bằng với 1g Nitơ sinh học sẽ đạt tỷ lệ lý tưởng.

Ngoài ra, trường hợp cần cân bằng độ pH a

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục Giỏ Hàng Trang Chủ Tin tức