Hướng dẫn sử dụng máy sấy mực khô năng suất cao
Mực khô có giá từ 900.000 đồng đến cả triệu đồng 1kg, giá trị kinh tế tương đối cao trong các loại hải sản đánh bắt từ biển. Đây là lý do mà nhiều cơ sở sản xuất đã đầu tư thêm máy sấy để chủ động sản xuất, đáp ứng số lượng tiêu thụ lớn cả trong và ngoài nước. Thiết bị đã có nhưng làm thế nào để sử dụng đạt hiệu quả thực sự, năng suất như mong muốn? Dưới đây, maynhanong.com chia sẻ tới người dùng cách sử dụng máy sấy mực khô khai thác tối đa hiệu quả, năng suất.
Giá trị kinh tế của mực sấy khô
Mực là hải sản có giá trị kinh tế lớn của nước ta, thị trường tiêu thụ rộng rãi. Ngoài chế biến tươi sống, loại hải sản này còn được làm khô để kéo dài thời gian bảo quản. Đồng thời tạo sự đa dạng trong khâu chế biến, hấp dẫn người tiêu dùng. Tính riêng mực tươi và mực khô, loại hải sản này đạt giá trị xuất khẩu chiếm 85% tổng giá trị xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu của nước ta hiện nay. Có thể thấy thị trường tiêu thụ vô cùng tiềm năng.
Mực khô thường được làm từ mực ống đánh bắt ngoài biển. Đây là những con đã được tuyển chọn và sàng lọc, đảm bảo độ tươi ngon, giàu dinh dưỡng. Loại mực đem sấy khô không quá lớn cũng không quá nhỏ. Thường là size 18 – 20 con/kg hoặc 14 – 16 con/kg là ngon nhất. Trung bình giá 1kg mực khô giao động từ 900.000 đồng trở lên.
Từ mực sấy khô có thể chế biến được rất nhiều món ăn khác nhau. Phổ biến là mực nướng, mực rim mắm tỏi, mực khô chiên giòn, mực khô xào miến, mực nộm xoài, cháo mực khô…
Các phương pháp chế biến mực khô phổ biến hiện nay
Phơi dưới ánh nắng mặt trời
Phương pháp sấy khô truyền thống của người Việt là phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Ở các vùng biển, mực sau khi đánh bắt và làm sạch, bà con ngư dân đem phơi một nắng đều cả 2 mặt. Thành phẩm được tạo thành là loại mực 1 nắng thơm ngon, nổi tiếng. Thịt mực dai dai nhưng vẫn đậm đà, ngọt thịt, không bị khô quắt.
Tuy được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời khiến thịt ngọt và thơm hơn nhưng lại cũng gây ra nhiều bất cập. Thời gian phơi lâu, cần phải thường xuyên lật qua lật lại đều để cả 2 mặt được tiếp xúc đều với ánh nắng, tốn thời gian. Chưa kể các công tác vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo chắc chắn.
Phương pháp sấy lạnh
Phương pháp sấy lạnh có nghĩa là mực sẽ được làm khô ở mức nhiệt tương đối thấp, chỉ từ 0 – 10 độ C, không khí khô. Khi nhiệt độ trong buồng sấy được hạ xuống thấp sẽ tạo nên sự chênh lệch nhiệt độ, áp suất ở bên trong và bên ngoài nguyên liệu. Theo đó, hơi nước từ mực thoát ra ngoài và mực bắt đầu khô lại. Mực tươi rút bớt nước sẽ nhanh chóng khô đạt yêu cầu.
Quy trình sấy lạnh tiến hành ở áp suất khí quyển khép kín hoàn toàn, cho các mẻ mực khô chất lượng, màu sắc, mùi vị không bị biến đổi. Tuy nhiên, giá thành đầu tư máy móc tương đối cao.
Phương pháp sấy nóng
Là phương pháp được các cơ sở, hộ gia đình sản xuất mực khô áp dụng phổ biến hiện nay. Lượng nhiệt sản sinh ra trong buồng sấy cao sẽ rút nước ra khỏi bề mặt nguyên liệu. Nước bốc hơi, tạo thành hơi ẩm thoát ra bên ngoài bằng đường thông khí. Phương pháp sấy nóng giúp người sử dụng tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức, thành phẩm đẹp, khô đồng đều, giá trị kinh tế cao.
Với phương pháp sấy nóng, các cơ sở sản xuất có thể dùng máy sấy với nguồn gia nhiệt bằng điện, than đá, vỏ trấu, củi, mùn cưa… tùy vào cấu tạo và đặc tính sử dụng của mỗi loại máy. So với phương pháp sấy lạnh thì tương đối tiết kiệm chi phí.
Cách sử dụng máy sấy mực khô đạt năng suất cao
Trong 3 phương pháp sấy mực khô ở trên thì sấy nóng vẫn là công nghệ được áp dụng phổ biến hơn cả. Đặc biệt chi phí đầu tư ở mức vừa phải, rất phù hợp với hộ gia đình, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ.
-
Lựa chọn máy sấy mực
Máy sấy mực khô theo phương pháp sấy nóng trên thị trường hiện nay có nhiều loại, công suất đa dạng. Căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ của đầu ra và khách hàng tiềm năng, chủ cơ sở đầu tư máy với năng suất làm việc tương ứng.
Máy sấy mực, hải sản 3A loại 16 ngăn của công ty CPĐT Tuấn Tú đi theo công nghệ sấy nóng. Là một trong những chiếc máy được ưa chuộng sử dụng. Với thiết kế 16 ngăn, công suất động cơ 2,2kw, năng suất làm việc của máy đạt từ 30 – 60kg/mẻ.
Người dùng nên cấp nguồn điện 220v ổn định cho máy làm việc, tránh quá tải.
Tham khảo thêm các dòng máy sấy: Máy sấy cá khô Inox 3A4KW 20 khay, Tủ sấy công nghiệp đa năng 3A (30 ngăn)
-
Cách sử dụng máy sấy mực mini 3A 16 ngăn hiệu quả
Thiết bị có phạm vi điều chỉnh nhiệt độ sấy từ 35 – 80 độ C cho phép người dùng tùy chỉnh. Mực sau khi làm sạch, phay giữa, xếp lần lượt lên trên mặt các khay chứa nguyên liệu, đóng nắp cửa buồng sấy kín, khóa chốt an toàn.
Cài đặt nhiệt độ thích hợp khi sử dụng máy sấy mực khô. Để đạt được mẻ mực khô chất lượng, thơm ngon, màu đẹp, nhiệt độ sấy nóng thích hợp là từ 55 – 65 độ C. Thời gian sấy từ 12 – 15 tiếng đạt 1 mẻ.
Hoặc người vận hành cũng có thể cài đặt theo mức nhiệt sau: 60 độ C trong 10 tiếng đầu. Sau đó giảm xuống 40 độ C ở 5 tiếng tiếp theo. Cách sấy này sẽ giúp mực khô đều nhưng vẫn mềm, không quá khô cứng, thịt ngọt, thơm, chuẩn vị. Cài đặt độ ẩm trong buồng sấy mực. Với mực khô, độ ẩm khi sấy thích hợp là khoảng 30%.
Bật công tắc nguồn để máy sấy 3A 16 ngăn bắt đầu làm việc. Kết thúc thời gian được cài đặt, máy ngắt nguồn điện, như vậy, mẻ mực đã được sấy khô một cách nhanh chóng, màu đẹp, thời gian bảo quản lâu lại tiết kiệm nhiều thời gian, công sức.
Tạm kết
Với sự hỗ trợ của chiếc máy sấy mực khô 3A 16 ngăn, mực tươi sau khi sấy nóng vẫn giữ được độ thơm, hương vị tự nhiên, đặc trưng, màu sắc mắt, không bị mất đi lớp phấn trên mặt. Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất hải sản nói chung đều có thể áp dụng máy vào quy trình sản xuất của cơ sở mình. Để được tư vấn kỹ hơn về giá và kỹ thuật vận hành, vui lòng liên hệ:
Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú
ĐC: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại hỗ trợ khách hàng tại Miền Bắc: 02422050505 – 0914567869
Điện thoại hỗ trợ khách hàng tại Miền Nam: 0945796556 – 0984930099
Website: https://maynhanong.com/
========================
Các bài viết liên quan