Theo thống kê Cục Trồng trọt (Bộ Nông Nghiệp – Phát triển Nông Thôn), mỗi năm nước ta có 40 triệu tấn sinh khối từ phụ phẩm lúa gạo, bao gồm 32 triệu tấn rơm rạ và 8 triệu tấn trấu. Tuy nhiên, chỉ một số ít được sử dụng làm thức ăn gia súc, còn lại bị đốt bỏ một cách lãng phí, khói bụi khi đốt rơm rạ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, gây ô nhiễm không khí, đất canh tác nông nghiệp bị chai cứng, bạc màu. Tận dụng nguồn phế thải này, có nhiều chương trình thực tế đào tạo bà con làm phân hữu cơ vi sinh, bón trả lại dinh dưỡng cho đất.
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông Nghiệp – Phát triển Nông Thôn): Hàng năm đàn vật nuôi thải ra khoảng 80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải lỏng, vài trăm triệu tấn chất thải khí. Lượng chất thải lỏng này phần lớn là các chất giàu mùn và các dinh dưỡng, giúp tăng độ màu mỡ cho đất.
Giúp bà con tận dụng hiệu quả hai nguồn phế thải này, Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú xin giới thiệu đến bà con Kỹ thuật ủ phân chuồng với rơm rạ làm phân bón hữu cơ.
Phân chuồng và rơm rạ đã được ủ
1. Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu
1.1 Dụng cụ.
- Bạt: Dùng để đậy lên đống phân ủ tránh nắng mưa và đảm bảo nhiệt độ của đống ủ.
- Cân: Định lượng chính xác các thành phần cho vào đống ủ.
- Cuốc, xẻng: Phối trộn và đảo trộn đống ủ.
- Thùng ô doa: Tưới chế phẩm và tưới nước để đảm bảo độ ẩm của đống ủ.
- Vị trí ủ: Để đảm bảo cho các quá trình hoạt động của vi sinh vật được tiến hành thuận lợi, nơi ủ phân phải có nền không thấm nước, cao ráo, tránh ứ đọng nước mưa. Làm nền ủ có độ dốc và hệ thống rãnh xung quanh.
1.2 Nguyên liệu.
Để làm 800 kg phân hữu cơ bà con cần chuẩn bị:
Nguyên liệu |
Khối lượng |
Rơm rạ |
800 kg |
Phân chuồng |
200 kg |
Chế phẩm EM1 |
5 lít |
Đôlômít hoặc vôi bột |
10 kg |
Phân NPK (5-10-3) |
5 kg |
Nước sạch |
200 lít |
2. Cách tiến hành.
Bước 1: Băm nhỏ rơm để phân hoai mục nhanh, tiết kiệm thời gian ủ phân và công lao động. Bà con sử dụng máy xay vỏ dừa, băm rơm, bã mía 3A3Kw để băm nhỏ rơm của Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú cung cấp trên toàn quốc.
Máy xay vỏ dừa, băm rơm, bã mía 3A3Kw
Máy có tính năng băm nghiền các loại phụ phẩm nông nghiệp như: Xơ dừa, bã mía, rơm, thân cây ngô, cỏ voi… làm thức ăn cho gia súc, ủ chua làm thức ăn dự trữ cho vật nuôi, đệm sinh học… Ngoài ra, máy còn có thể nghiền ngô hạt, đậu tương… thành dạng bột.
Bước 2: Trộn đều rơm rạ đã băm + phân chuồng + supe lân + đôlômit với nhau ra ở nền xi măng/ nền gạch theo khối lượng như bảng sau:
Nguyên liệu |
Khối lượng |
Rơm rạ |
800 kg |
Phân chuồng |
200 kg |
Đôlômít hoặc vôi bột |
10 kg |
Supe lân |
5 kg |

Bà con đang đảo trộn rơm rạ
Bước 3: Dùng chang dàn mỏng hỗn hợp nguyên liệu đã trộn ở Bước 2 dày khoảng 20 – 30 cm.
Bà con đang tiến hành ủ rơm rạ
Bước 4: Pha loãng chế phẩm EM1 theo công thức: 5 lít chế phẩm vi sinh EM pha với 100 lít nước (ủ cho 1 tấn nguyên liệu).
Chế phẩm EM1
Chế phẩm sinh học EM1 có tác dụng tăng khả năng phân hủy chất hữu cơ, giúp rơm rạ, xơ dừa,… nhanh hoai mục, rút ngắn thời gian làm phân hữu cơ vi sinh.
Bước 5: Tưới đều chế phẩm EM1 đã pha loãng ở Bước 4 lên trên lớp nguyên liệu được dàn mỏng ở Bước 3. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi đống ủ cao khoảng 1,2 – 1,5m. Sau đó đậy bạt lên trên đống ủ.
Đậy bạt lên đống ủ
Bước 6: Sau 4 – 6 ngày bà con kiểm tra nhiệt độ đống ủ. Lúc này, nhiệt độ khoảng 50 – 60oC là đạt. (Lúc này, các loại vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế).
Lưu ý:Nhiệt độ đống phân ủ sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 10 ngày đầu sau ủ (nhiệt độ có thể đạt 60oC) và sau đó sẽ giảm dần xuống nhiệt độ môi trường.
Khi nhiệt độ tăng quá cao bà con mở bạt ra tưới thêm nước để giảm nhiệt độ đống ủ xuống. Vì nếu nhiệt độ cao sẽ làm mất dinh dưỡng (dinh dưỡng đạm), vi sinh vật chết nhiều, khả năng phân giải chậm hơn.
Bước 7: Tiến hành định kì 10 ngày/lần đảo trộn và bổ sung độ ẩm cho đống phân (đảm bảo độ ẩm đạt 60 – 70%). Sau 30 – 40 ngày có thể sử dụng.
Bước 8: Kiểm tra chất lượng phân hữu cơ bằng cách: Không thấy mùi thối của phân chuồng, độ ẩm phân khoảng 60 – 65%, phân có màu nâu đen là bà con đã ủ thành công.

Lưu ý: Bà con không được để đống ủ ngoài trời mưa. Vì trong đống ủ có vôi bột sẽ phản ứng với nước mưa sinh nhiệt độ cao làm chết vi sinh vật trong đống ủ, biến đổi môi trường của đống ủ, không thể sử dụng làm giá thể trồng cây, bón cho cây ngoài đồng ruộng.
Chúc bà con thành công!
Để được cung cấp vật tư, nguyên liệu và tư vấn kỹ thuật làm Chế Phẩm Sinh Học EM1 Quý khách liên hệ:
Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú
ĐC: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại hỗ trợ tại Miền Bắc: 02422050505 – 0914567869
Điện thoại hỗ trợ tại Miền Nam: 0945796556 – 0984930099.