Kỹ thuật trồng nho cho sai quả

Quả nho nổi tiếng là loại quả ngon, giàu dinh dưỡng, giá trị cao được nhiều người yêu thích. Ngoài ra trồng nho để làm cảnh và tạo bóng mát. Với bài viết của Tuấn Tú 3A dưới đây các bạn có thể nắm rõ kỹ thuật trồng nho cho sai quả và chín mọng.
 

Kỹ thuật trồng nho cho sai quả

I.Đặc điểm cây nho

Cây nho thuộc loại cây ăn quả thân leo có nguồn gốc từ miền ôn đới khô Châu Âu, Châu Á, Iran, Acmêni. Từ những năm 1975 cây nho không còn là độc quyền của các nước ôn đới nữa. Cây nho không chỉ đẹp ở bộ lá che mát tốt mà những chùm nho trĩu cành lủng lẳng tạo thành khung cảnh lãng mạn. Quả nho mọc thành chùm, mỗi chùm 8-300 quả với nhiều màu sắc khi chín như: lam, đen, lục, đỏ tía, vàng, có loại còn có màu trắng. Nho có vị thơm ngọt, mát, được coi là một loại quả đặc sản.

II.Đất trồng

Cần chọn đất tốt, làm đất rất kỹ, cày bừa tạo tầng đất mặt sâu, tạo điều kiện tưới tiêu thuận lợi
Mật độ ưa dùng nhất là 2,5 m x 2 m một cây (2000 cây/ha). Hố đào sâu, bỏ nhiều phân hữu cơ đã mục.

III.Tạo giàn nho

Giàn nho thông thường gồm hai hay nhiều hàng cọc. Trên đầu cọc, cao độ 1,8 m – 2,0 m, giăng một giàn dây thép ngang dọc cho nho leo. Giàn to thì phải gia cố những hàng cọc phía rìa bằng những thanh gỗ, thanh sắt, sào tre v.v… đủ vững để không sụp đổ, dưới sức nặng của cành lá và trái nho.

IV.Cách gieo nho cho giàn

Dùng một cái sào, hoặc cọc gỗ lớn bằng ngón tay cái, cắm gần gốc nho, cắm dựng đứng.
Chọn trong các ngọn nho khỏe nhất buộc cho leo lên giàn. Bao nhiêu ngọn phụ, hoặc cành sinh ra sau này cắt hết, sát đến tận nách lá để có một thân duy nhất to khỏe. Khi ngọn chính đã lên tới giàn, ngắt búp sinh trưởng để cho các cành cấp 1 phát triển.

Chiết cành: Chỉ cần trồng bằng cành chiết khi có một số cây trong vườn bị chết, đợi cắm cành thì quá lâu, không theo kịp những cây đã trồng từ trước. Chọn cành khá to đường kính khoảng 12 mm, bóc đi một khoanh vỏ dài 2 – 3 cm, cạo cho hết tầng sinh gỗ rồi bó lại như thường lệ. Nho ra rễ nhanh, chỉ cần một tháng là có thể cắt, đem giâm vào bầu hoặc trồng thẳng.

Ghép: Ghép mắt hoặc hình khiên hoặc hình cửa sổ đều dễ. Ghép cành trên gốc ghép đã chẻ đôi dọc theo tâm gốc cũng dễ sống. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa có yêu cầu ghép, vả lại cũng chưa ai biết trong điều kiện nhiệt đới Việt Nam, giống nho nào dùng làm gốc ghép thì tốt.

Bà con có thể dụng bộ cắt ghép cành cây 3A để chiết và ghép cành cho nho

dụng cụ cắt ghép cành cây

V.Cách chăm sóc nho

Ánh sáng: Cây nho ưa ánh sáng hoàn toàn, thích nơi nhiều nắng, khí hậu khô, sợ mưa vì mưa làm rụng quả, rụng hoa, đặc biệt là tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
Nhiệt độ:
Độ ẩm: Nho ưa độ ẩm không khí thấp

Tưới nước: Rễ nho là nơi dự trữ dinh dưỡng của cây, đặc biệt mẫn cảm với tình trạng thiếu oxy nên nho không chịu được úng.
Tưới nước cùng bón phân rất quan trọng để quyết định năng suất cây nho. Mùa nắng cần tưới nhiều, mùa mưa đôi khi cũng cần tưới.

Đất thịt số lần tưới ít khoảng 10-15 ngày/ lần tuy nhiên mỗi lần tưới lượng nhiều hơn.Thời kỳ ra quả cần tăng cường hơn 7-10 ngày/lần.
Đất cát số lần tưới nhiều hơn 5-7 ngày/lần, mỗi lần lượng ít hơn. Giai đoạn lá nhiều, ra hoa, quả mỗi lần tưới 3-5 ngày.

Xới xáo: Thường xuyên làm cỏ dưới giàn nho, không phơi mặt đất ra nắng, tránh đóng váng khi tưới nước nên cần phải xới xáo đất mỗi vụ 1 lần phá bỏ một phần rễ cũ, tái tạo rễ mới đồng thời bón phân, trộn vào đất.
Bón phân: là kỹ thuật quan trọng quyết định đến năng suất nho
Cây nho ăn nhiều nên cần nhiều dinh dưỡng. Mỗi cây một vụ bón:

-12,65 kg phân chuồng

-850 gam supe lân

-1.350 gam đạm SA

-360 gam KCl

Tính cả năm 3 vụ mỗi gốc nho bón tới 37,95 kg phân chuồng + 4.050 gam đạm SA +  2.550 gam supe lân và 1.080 gam KCl.

Bón đạm một nửa trước khi cắt cành, nửa còn lại bón vào giai đoạn ra lá, nở hoa, quả to.

Lân bón 2/3 trước khi cắt cành, 1/3 giai đoạn quả.

Kali bón 45% trước khi bón, 44% khi quả đang lớn.

Bà con dùng dụng cụ bón phân 3A để bón trực tiếp vào từng gốc của cây nho

Dụng cụ tra hạt, bón phân

Sâu bệnh: nơi càng nhiều mưa nho càng nhiều sâu bệnh. Nho ưa khí hậu khô,ôn đới, lượng mưa ở Phan Rang so với các nước ôn đới vẫn còn là nhiều.
+ Sâu: có nhiều loại nhưng không thực sự nguy hiểm chỉ cần nhận dạng đúng, phun đúng lúc, đủ lượng là ngăn chặn được

+ Rệp sáp, rầy: hút nhựa trên các lá,ngọn non, cành, chùm và cuống quả làm cho lá quăn queo, ngọn héo, quả nhỏ, chùm nhỏ không phát triển và bị nứt ngay khi quả chưa chín.

VI.Thu hoạch

Lựa chọn những chùm nho đủ độ chín, đủ thời gian cách ly thuốc trừ sâu. Chùm nho khi thu hoạch cần để cuống dài để cầm nắm thuận tiện cho việc xử lý bảo quản và đóng gói. Dùng kéo hoặc dao cắt cuống chùm dài rời khỏi dây nho. Bà con có thể dùng Dụng cụ hái trái cây 3A4m để cắt các chùm nho.

Dụng cụ hái trái cây 3A4M inox dễ dàng điều chỉnh kích thước tay cầm

*Bảo quản

Nhúng chùm nho vào dung dịch canxi clorua nồng độ 10g/lít trong 3 phút.

Vớt chùm nho treo lên giá hong gió cho khô nước sẽ đóng vào hộp giấy cứng và có thiết kế các ô nhỏ chống đè nặng nhiều lớp và chống va đập.Với những cách làm trên sẽ đảm bảo nho không có tồn dư hoá chất độc hại và thời gian bảo quản nho tươi tới 20 ngày.

Kỹ thuật trồng nho

Trên là các bước hướng dẫn về kỹ thuật trồng nho cho sai quả. Chúc bà con thành công!

Tuấn Tú 3A là nhà cung cấp các thiết bị làm vườn, quý bà con có nhu cầu xin liên hệ số: 02422050505 – 0914567869

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục Giỏ Hàng Trang Chủ Tin tức