Kỹ thuật trồng khoai môn cho năng suất cao

Kỹ thuật trồng khoai môn cho năng suất cao. Củ khoai môn cung cấp tinh bột, đạm, chất xơ, kali, các loại vitamin cho cơ thể, giúp chống lại các chất gây lão hóa, làm gia tăng thị lực, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng, ngăn ngừa các căn bệnh như bệnh thận, tim mạch, khớp, u hạch, tiểu đường… Khoai môn còn giúp chúng ta kiểm soát trọng lượng cơ thể, cải thiện sự vận động của đường ruột, vì thế rất có hiệu quả trong việc giảm cân, chống oxy hóa rất cao. 

Kỹ thuật trồng khoai môn cho năng suất cao
Kỹ thuật trồng khoai môn cho năng suất cao
Cây khoai môn là loại cây thân thảo, rễ chùm mọc từ đốt mầm xung quanh thân, củ, cây có một củ cái ở giữa thường nằm dưới đất, củ con, củ nách và các dây bò phát triển ngang sang các bên. Lá của cây có diện tích tương đối lớn thường được sử dụng làm thức ăn cho lợn, gà. Giá bán khoai môn trên thị trường khoảng 10 – 12 nghìn/kg, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng rau màu. Sau đây, Công ty CPĐT Tuấn Tú xin gửi đến bà con Kỹ thuật trồng khoai môn năng suất cao.

Kỹ thuật trồng khoai môn cho năng suất cao

I. Thời vụ:

Đối với đất ruộng.

Trên đất ruộng có thể trồng sớm hơn đất đồi núi để tận dụng mùa vụ và thời gian sinh trưởng của khoai nhằm đạt năng suất và chất lượng cao.

Bắt đầu trồng từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 2- 3 dương lịch.

Đối với đất đồi núi.

Trồng khoai môn hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên (nhiệt độ, lượng mưa từng năm). Thời vụ trồng từ tháng 2 đến đầu tháng 4 dương lịch hàng năm (Trồng khoai  càng sớm gặp điều kiện thời tiết thuận lợi càng cho năng suất cao).

2. Chuẩn bị đất.

Chọn đất: Chọn những ruộng màu hoặc ruộng một vụ lúa, cao ráo thoát nước, không bị ngập úng về mùa mưa nhất là vào tháng 8, 9 dương lịch, khi cây khoai xuống dọc. Đối với nương rẫy, chọn nơi đất tốt, tầng đất dầy không lẫn sỏi đá, đất có độ dốc < 200.

Làm đất:

Đối với đất ruộng: Dọn sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng. Cày sâu 15 – 20 cm và bừa kỹ. Lên luống rộng từ 1,2 – 1,4 mét; giữa 2 luống để một rãnh thoát nước rộng 0,4 mét. Khi lên luống không cần vun luống cao ngay tránh tình trạng thiếu đất vun khoai sau này (chiều cao luống 25 – 35cm). Mỗi luống trồng 2 hàng.

 Đối với đất nương rẫy: Trước Tháng 01 dương lịch, dọn sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng. Mật độ khoảng 28.000 – 32.000 cây/ ha.

Xử lý đất:

Sau khi cuốc hốc dùng vôi bột rắc xung quanh hốc một lớp mỏng trước khi trồng khoai 15 – 20 ngày.

Dùng thuốc Basudin xử lý đất bằng cách rắc 0,5 kg/sào (360 m2) để hạn chế sâu bệnh hại.

3. Chọn giống và cách trồng.

Chọn giống: Sau khi thu hoạch vào tháng 11 hoặc đầu tháng 12 dương lịch. Chọn củ cấp 2 để làm giống, chọn những củ có đường kính ngang từ 3 – 4 cm, củ tròn. Không chọn những củ có cuống quá dài. Mỗi kg củ giống khoảng từ 45 – 60 củ, củ quá to hay quá nhỏ đều không tốt.

Mật độ trồng: Đối với đất ruộng trồng 30.000 – 32.000 cây/ha. Đất đồi trồng 28.000 – 30.000 cây/ha.

Khoảng cách giữa các cây: Đất ruộng trồng khoảng cách 60cm – 70cm. Đất đồi 60cm.

Cách trồng: Đặt củ giống theo phương thẳng đứng vào giữa hố, dùng đất nhỏ lấp kín củ giống, lấp một lớp đất dầy khoảng 3 – 5 cm, lấp quá dày hoặc quá mỏng đều ảnh hưởng đến tỷ lệ nẩy mầm sau này. Khi trồng nên để lại một lượng giống nhất định để trồng dặm khi khoai mọc không đều.

4. Cách chăm sóc.

Trồng dặm: Trong vòng 1 tháng sau trồng chú ý trồng dặm để đảm bảo mật độ khoảng cách theo quy định. Đối với đất đồi núi, không dùng những củ đã có mầm mọc quá dài 10cm để trồng dặm vì đất khô mầm và rễ sẽ héo ảnh hưởng đến quá trình mọc của cây. Đối với đất ruộng có thể dùng cả những củ đã có mầm dài hoặc những cây đã mọc để dặm.

Làm cỏ:

 Đợt 1: Tiến hành làm cỏ khi cây có 2 – 3 lá. Lúc này cây khoai mới mọc nên bộ rễ chưa phát triển. Vì vậy khi làm cỏ lưu ý chỉ dùng cuốc xới nhẹ trên bề mặt đất để tiêu diệt cỏ dại, tuyệt đối không cuốc sâu ảnh hưởng đến bộ rễ.

Đợt 2: Kết hợp vun cao khi cây có 4 – 5 lá kết hợp bón thúc lượng phân bón còn lại. Lúc này cây đã sinh trưởng phát triển mạnh. Dùng cuốc xới nhẹ xung quanh gốc và vun đất vào gốc. Đối với đất ruộng cần vun luống cao vào thời điểm này khi cây chưa quá tốt.

Đợt 3: Sau trồng 5 tháng. Cây khoai đã mọc tương đối tốt, lưu ý phải tỉa bớt nhánh đẻ của khóm khoai, mỗi một khóm chỉ nên để 1-2 nhánh. Quá trình tỉa nhánh phải tiến hành liên tục thường xuyên vì tập tính của cây khoai đẻ nhánh nhiều sẽ ảnh hưởng đến năng suất củ cái sau này. Trong quá trình tỉa nhánh cần tỉa bớt những lá già úa vàng.

Lượng phân bón và cách bón phân cho 1 sào trồng khoai môn.

Loại phân Bón lót (kg) Bón thúc

 (sau trồng 50 – 65 ngày) (kg)

Phân hữu cơ 360-540 0
Vôi bột 350 0
Phân supe lân 13 0
Phân đạm ure 2.5 2
Phân kali đỏ 2.5 2

Bà con chú ý: Rắc phân xung quanh hốc và vun đất vào gốc lấp kín phân bón.

Phân chuồng bón theo hốc. Khi bón phân cần để phân xung quanh hốc hoặc để giữa sau đó phủ một lớp đất mỏng lên trên ( không để củ giống tiếp xúc với phân).

6. Sâu bệnh hại và cách phòng, trị bệnh.

Loại sâu Biểu hiện Cách phòng trừ
Sâu xanh Sâu hại lá bằng cách ăn thủng lá, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây Để diệt trừ sâu xanh, sử dụng các loại thuốc: Brightin 1.8EC, Actimax 50WG, Permicide 50EC. Nên luân phiên để tránh hiện tượng kháng thuốc. Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Rầy mềm Chích hút dinh dưỡng thân lá và truyền bệnh virus. Chúng gây hại chủ yếu vào cuối vụ Diệt trừ bằng thuốc Thiamax 25WG, Permicide 50EC.làm theo hướng dẫn cuarnhaf sản xuất.

 

Nhện đỏ Gây hại chủ yếu vào cuối mùa khô, làm lá héo rũ hoặc chết cây con Để diệt trừ, cần phun các loại thuốc: Brightin 1.8EC, Actimax 50WG, Secure 10EC. Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

 

 

Bệnh hại Biểu hiện Cách phòng trừ
Bệnh cháy lá, thối củ Chủ yếu gây hại vào mùa mưa. Bệnh xuất hiện đầu tiên là các đốm là tròn 1 – 2 cm, sũng nước, màu hơi tím, đốm nâu trên lá, đốm bệnh lớn dần làm cháy cả lá Phòng bệnh: vệ sinh đồng ruộng, sử dụng giống kháng hoặc ít nhiễm, tránh các lây lan cơ học, phun Eddy 72WP.

Trị bệnh: phun Eddy 72WP (40g.bình 16 lít) hay Norshield 86.2WG + Phytocide 50WP.

Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bệnh thối mềm củ Mầm bệnh tấn công rễ và củ làm củ thối mềm và bốc mùi hôi, lá vàng úa, cây héo rồi chết Phòng bệnh bằng các luân canh, dung củ giống lành bệnh; xử lý củ giống và xử lý đất bằng thước trừ nấm như Eddy 72WP hay Norshield 86.2WG, Phytocide 50WP.
Bệnh bướu rễ Rễ và củ nổi bướu, củ bị sần, méo mó, cây lùn, lá vàng như bị thiếu đạm Phòng bệnh bằng cách luân canh, dung củ giống lành bệnh. Diệt tuyến trùng trong củ giống bằng các ngâm trong nước 540C trong vòng 50 phút. Khử đất bằng cách tưới thuốc như Carbosan 25EC. Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

 

6. Thu hoạch và bảo quản.

Khi thấy lá cây khoai đã héo rũ, các tàu lá đã lụi dần, đất ở gốc đã nứt nẻ nhiều thì tiến hành dỡ khoai nhẹ nhàng, tránh xây xước, dập nát. Tách củ phân loại theo kích cỡ để tiêu thụ hoặc để làm giống. Cần thu hoạch đúng theo thời gian sinh trưởng của giống (thường thu hoạch vào tháng 11 – 12 dương lịch).

Thu hoạch xong cần để nơi thoáng mát. Bảo quản khoai thương phẩm và khoai giống nơi thoáng mát, cao ráo.

máy rửa củ quả nông sản, khoai tây

Hình ảnh Máy rửa củ quả bằng xơ dừa 3A3Kw 

Củ khoai môn có thể cung cấp các chất như đạm, tinh bột, chất xơ, kali, các loại vitamin A, C, B, E… cho cơ thể, giúp chống lại các chất gây lão hóa, làm gia tăng thị lực, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng. Chỉ 100g khoai môn có thể cung cấp tới 109 kcal với một lượng dinh dưỡng phong phú cùng vitamin nhiều hơn cả rau xanh và hoa quả.

Công ty CP Đầu tư Tuấn Tú có phân phối một số thiết bị chế biến củ, quả nông sản như:

Máy rửa củ nông sản 3A, thiết bị này giúp bà con rửa sạch và chà vỏ các loại củ, quả như: Khoai tây, khoai lang, cà rốt, củ nghệ, củ riềng, củ dong,…thành sản phẩm sạch để chế biến thành thực phẩm nông sản. Máy có năng suất rửa trung bình 1 mẻ 5 – 10 phút được 60 (Kg/mẻ) (Phụ thuộc lượng nước cấp nước vào). Để hiểu hơn về hoạt động của thiết bị này, mời bà con xem video dưới đây.

<

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục Giỏ Hàng Trang Chủ Tin tức