Kỹ thuật trồng chè xanh

Trong các kỹ thuật trồng chè xanh trong đó việc chọn giống chè tốt, phù hợp sẽ cho hiệu quả cao. Chè là cây công nghiệp dài ngày, chỉ một lần trồng cho thu hoạch thời gian dài khoảng gần 40 năm. Vì vậy, cây chè sẽ cho hiệu quả cao nếu người trồng chè biết cách chọn giống chè tốt, phù hợp và vận dụng đúng kỹ thuật trồng.

Kỹ thuật trồng chè xanh

Dưới đây là các bước kỹ thuật trồng chè xanh mà Tuấn Tú 3A xin chia sẽ với bà con

1.Thời vụ trồng cây chè
– Vùng Đông Bắc,Tây Bắc và Bắc Trung Bộ trồng chè từ tháng 8 đến tháng 10, tốt nhất trong tháng 9;
– Vùng Tây Nguyên trồng chè từ 15/5 đến 15/8, tốt nhất trồng trong tháng 6. Tuổi  cây con của chè hạt trong bầu khoảng 3-4 tháng. Tuổi cây con của chè giâm cành khoảng 4-5 tháng.

2.Chuẩn bị đất trồng chè:
– Chọn địa bàn: Chè được trồng ở những đồi có độ dốc
không quá 250, tốt nhất là độ dốc từ 5 – 100, tầng đất mặt sâu trên 50cm, pH = 4 – 6.

3.Mật độ trồng:

Người trồng chè cần tuân thủ mật độ theo nguyên tắc: trồng dày với giống tán nhỏ và đất có độ dốc lớn; trồng thưa hoặc vừa phải với giống tán lớn và đất dốc nhỏ. Bên cạnh đó, có thể trồng dày với canh tác thủ công, còn dùng máy móc thì phải chọn mật độ phù hợp với tính năng của máy; bà con nên đầu tư cao về nguồn phân bón, có tưới nước trồng mật độ vừa phải; còn chu kỳ kinh doanh theo hướng nhanh thu hồi vốn thì bà con nông dân nên trồng theo mật độ dày.

– Trồng chè cành: trên rạch chè đã bón phân lót và lấp đất ta bổ hố rộng 20cm, sâu 20-25cm, khoảng cách giữa các hố dày hay thưa tuỳ yêu cầu; bóc túi PE, giữ nguyên bầu đất, đặt bầu chè quay theo hướng thuận lợi, lấp đất lèn chặt xung quanh, rồi lấp một lớp đất tơi xốp kín lên mặt bầu 1cm, sau trồng tủ cỏ rác theo rạch chè rộng 40cm và tưới cho chè; thời vụ trồng từ tháng 8-10.

– Trồng chè hạt: ngâm hạt trong nước 12 tiếng trước khi gieo; có thể gieo ngay hoặc ủ trong cát cho nứt rồi đem gieo; những rạch chè sâu 10cm được bón lót và lấp đất: gieo 4-6 hạt/hốc, lấp đất sâu 3-4cm; sau đó tỉa những cây xấu, còn 2-3 cây/cụm, tủ cỏ rác để giữ ẩm; thời vụ trồng hạt tốt nhất từ 15-10 đến 15-2.

4.Kỹ thuật trồng chè:

Cây chè không yêu cầu nghiêm ngặt về đất, tuy nhiên trên loại đất nhiều mùn vẫn thích hợp cho cây chè nhất, vì loại đất này khá tơi xốp có tầng canh tác dày trên 60 cm, bình quân không quá 25° độ dốc, có mạch nước ngầm ở dưới mặt đất 100cm. Cho nên, bà con cần biết cách chọn đất trồng sao cho cây chè đó có thể thích ứng được. Cây chè ưa đất có phản ứng chua (pH 5,0 – 5,5) để thuận tiện cho quá trình hấp thu tốt nhất dinh dưỡng khoáng của cây.

Phòng trừ cỏ dại: Để hạn chế cỏ dại chen vào cây chè nên tủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh, sau mỗi trận mưa to bà con nên xới phá váng. Từ tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9 bắt đầu làm cỏ vụ xuân, toàn bộ diện tích nên xới sạch một lần/vụ;và xới gốc 2-3 lần/năm.

Nhiều tỉnh hiện nay đang mở rộng diện tích chè và thâm canh chè. Bên cạnh những sâu bệnh hại chủ yếu trên chè, còn xuất hiện loài bọ hung hại rễ chè rất nguy hiểm, vì vậy bà con cần đặc biệt chú ý tới loại côn trùng này. Năm 2001 – 2002, tại Viện Nghiên cứu Chè bọ hung hại rễ đã làm chết 20% các giống nhập nội và giống chọn lọc của Viện được trồng trên diện tích một quả đồi 2,5 ha.

5.Chăm sóc chè

a, Ủ gốc giữ ẩm:
Tủ cỏ, rác quanh gốc là biện pháp ngăn ngừa cỏ dại, giữ ẩm chống xói mòn và tăng nguồn dinh dưỡng cho chè. Sau khi cày bừa, xới xáo thì tiến hành tủ rác. Cần tủ rác kín khoảng trồng của hàng chè hoặc tủ quanh gốc. Độ dày lớp rác tủ: 10 – 20cm.

b, Tưới nước:
Nơi có điều kiện nguồn nước, khả năng đầu tư có thể tiến hành tưới cho chè vào các tháng hạn, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và các thời điểm hạn chính vụ, khi độ ẩm dưới 60% sức chứa ẩm đồng ruộng. Tưới theo phương pháp phun mưa bề mặt với vòi nước di động hoặc cố định cho hiệu quả cao.

6.Phòng trừ sâu bệnh: 
Đảm bảo hợp lý về mặt kinh tế và bền vững dựa trên sự phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền, chọn giống và hoá học, nhằm đạt sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất trong môi trường.

7.Đốn chè:
– Đốn phớt: Hàng năm, tạo tán chè theo mặt bằng để tiện thu hoạch, chăm sóc.
– Đốn lửng: Khi mật độ cành trên tán quá dày, búp nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng. Vết đốn cách mặt đất 60 – 65cm.
– Đốm đau: Khi đốn lửng nhiều lần nhưng nương chè vẫn phát triển kém thì đốn đau, đốn cách mặt đất 40 – 45cm, vết đốn phải phẳng, sát vào phía trong.
– Đốn trẻ lại: Đối với nương chè già, đã qua nhiều lần đốn đau, đốn cách mặt đất 10 – 15cm, nhằm thay thế toàn bộ khung tán cũ của cây.
– Thời vụ đốn: Từ trung tuần tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Các hộ nông dân vùng chè có điều kiện tưới nước đã sử dụng biện pháp đốn trái vụ cho hiệu quả kinh tế cao. Thời vụ đốn tháng  4 – 5. Đây là biện pháp kết hợp với tủ gốc, giữ ẩm,.. để tận dụng thu những lứa chè có chất lượng tốt và giá cao.

Bà con có thể dùng Máy hái chè cầm tay 3A để cắt, tỉa, đốn những cành thừa, cành nhỏ để tạo hình cho luống chè, giúp chè phát triển tốt, lên nhiều búp, loại bỏ những cành bị sâu, bệnh

máy hái chè đơn

8.Thu hoạch chè:
Quá trình hái chè phụ thuộc vào mục tiêu và chế độ canh tác của người trồng chè để hái búp chế biến chè khô hay để uống chè tươi.
Việc hái chè để chế biến công nghiệp theo chỉ dẫn dưới đây:

Vụ chè Tháng Số lứa Số ngày giữa 2 lứa Kỹ thuật hái Mức độ hái
Xuân 3 – 4 3 – 5 10 – 15 Chè xấu
T +(2-3 lá non)
C + (1 – 2)
Chè tốt
T +(2-3 lá non)
C + 1
Nhẹ

Vừa

Hè – Thu 5 – 10 15 – 20 7 – 10 T +(2-3 lá non)
C + 1
Vừa
Đông 9 – 12 3 – 4 10 – 20 T +(2-3 lá non)
C + 1
Đau
 

 

Chúc bà con có vụ chè bội thu!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục Giỏ Hàng Trang Chủ Tin tức