Kỹ thuật phơi sấy dược liệu và cách bảo quản hiệu quả nhất
Phơi sấy dược liệu là kỹ thuật vô cùng quan trọng trong quá trình bào chế đông dược. Nhằm mục đích sơ chế dược liệu, giúp quá trình chế biến diễn ra thuận lợi, hiệu và và giúp dược liệu được bảo quản một cách tốt nhất. Phơi sấy dược liệu khác với các loại sản phẩm khác, cần được tuân thủ theo đúng kỹ thuật, và tùy từng loại dược liệu mà điều kiện phơi sấy khác nhau. Bà con hãy cùng theo dõi bài viết kỹ thuật phơi sấy dược liệu và cách bảo quản hiệu quả nhất dưới đây nhé!
1. Định nghĩa về dược liệu
Dược liệu được hiểu là các nguyên liệu được sử dụng để bào chế các loại thuốc trong Đông y. Dược liệu có nguồn gốc từ các nguyên liệu là thực vật, xác động vật, khoáng vật có trong tự nhiên. Các nguồn dược liệu này chứa các tinh chất quý giá quý giá mà con người không thể tự tổng hợp được. Qua nghiên cứu cho thấy, các nguồn dược liệu tự nhiên có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị hoặc hỗ trợ điều trị các loại bệnh, giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu hay có công dụng như một nguồn dinh dưỡng giúp bổ bổ sức khỏe. Để được sử dụng để làm thuốc, các nguyên liệu này phải đạt các tiêu chuẩn nhất định.
Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm gió mùa với 4 mùa rõ rệt trong năm. Đây là điều kiện vô cùng tốt để phát triển các cây dược liệu. Hơn thế nữa với điều kiện với bờ biển dài 3.200km, nguồn hải sản được dùng làm thuốc cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Các phương thuốc, bài thuốc được bào chế từ các dược liệu này có tác dụng trong chữa bệnh và bồi bổ đối với sức khỏe con người.
2. Kỹ thuật phơi sấy dược liệu
Trước khi phơi sấy bạn dùng Máy thái lát dược liệu băng tải 3A2,2Kw thái lát và cắt khúc các loại dược liệu như: nấm linh chi, cây đinh lăng, cây cam thảo, kim tiền thảo từ 1 – 25mm để phơi cho nhanh khô.
Kỹ thuật phơi sấy dược liệu trong bào chế đông dược giúp quá trình chế biến và bảo quản dược liệu đạt hiệu quả. Kỹ thuật phơi sấy dược liệu được chia thành 2 phần: kỹ thuật phơi dược liệu và kỹ thuật sấy dược liệu.
2.1. Kỹ thuật phơi dược liệu
Khi chưa có sự phát triển của khoa học, từ xưa đến nay đây là phương pháp làm khô dược liệu bằng cách thủ công phổ biến nhất. Có 4 cách phơi: phơi dược liệu trong bóng râm, phơi dược liệu dưới nắng, phơi dược liệu trên giàn phơi và phơi dược liệu sử dụng màn che.
* Phơi dược liệu trong bóng dâm
– Phơi dược liệu trong bóng râm là cách phơi thường được áp dụng đối với các dược liệu là hoa, các dược liệu dễ biến màu, biến chất khi phơi dưới ánh mặt trời, các dược liệu dễ bị hư hỏng hoạt chất, dược liệu có tinh dầu. Nhằm mục đích bảo vệ các dược liệu chứa tinh dầu và bảo vệ màu sắc của dược liệu.
– Cách phơi: Trải dược liệu ra sân sạch chỗ bóng râm hay bó thành từng bó nhỏ để treo lên dây phơi trong nhà nơi thoáng gió, cao ráo để dược liệu khô dần.
* Phơi dược liệu dưới nắng
– Phương pháp phơi dược liệu này được áp dụng đối với nhiều loại dược liệu. Khi phơi dược liệu cần đảm bảo sân phơi được sạch sẽ, khô ráo.
– Cách phơi: Trải mỏng dược liệu ra sân phơi dưới ánh nắng, trong khi phơi cần đảo đều thường xuyên để dược liệu được khô đều và nhanh chóng hơn.
* Phơi dược liệu trên giàn phơi
– Cách phơi này thường áp dụng đối với các dược liệu mỏng manh, các dược liệu quý hiếm, dược liệu phơi với số lượng ít.
– Cách phơi: Trải mỏng dược liệu trên các khay, sàng rồi đặt lên trên giàn phơi.
* Phơi dược liệu dùng màn che
– Phương pháp này áp dụng đối với các loại dược liệu chứa đường, mật, các dược liệu có mùi vị hấp dẫn. Những loại dược liệu này rất dễ thu hút các loại côn trùng, ruồi nhặng.
– Cách phơi: Phơi dược liệu trên giàn cao, rồi dùng vải màn thưa để che chắn cẩn thận.
* Ưu, nhược điểm
– Phương pháp phơi dược liệu thủ công này có ưu điểm là cách làm đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém, dược liệu được khô một cách tự nhiên.
– Nhược điểm của phương pháp này là sẽ bị ảnh hưởng bởi thời tiết (mưa, nắng thất thường), thời gian phơi dược liệu lâu, dễ bị ảnh hưởng bởi bụi và các tác nhân khác như ruồi nhặng, côn trùng, chó, mèo,… Ngoài ra một số dược liệu có thể bị biến đổi hoạt chất do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, và khó khăn khi muốn phơi sấy dược liệu với khối lượng lớn.
2.2. Cách sấy dược liệu sử dụng các thiết bị sấy
– Để khắc phục các nhược điểm mà cách phơi khô dược liệu thủ công mang lai, cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học, mà các thiết bị sấy dược liệu được ra đời. Đây là một sự thay thế hoàn hảo cho các dược liệu dễ bị ảnh hưởng bằng cách phơi khô bằng thủ công.
– Phương pháp sấy dược liệu là cách làm khô dược liệu một cách chủ động bằng không khí nóng trong các thiết bị sấy, máy chế biến dược liệu khác nhau như: tủ sấy công nghiệp, lò sấy công nghiệp, Máy sấy thực phẩm 3A (12 khay), công nghệ sấy sử dụng năng lượng mặt trời,…
– Trước khi đưa vào các thiết bị sấy, dược liệu cần được làm sạch, cắt, thái nhỏ, phân loại và cần sấy riêng từng loại dược liệu. Nhiệt độ sấy dược liệu được điều chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu của từng loại dược liệu. Nên duy trì nhiệt độ sấy từ 40 đến 70 độ, và chia thành 3 giai đoạn theo nhiệt độ tăng dần (Giai đoạn đầu nhiệt độ sấy ở 40-50 độ C; giai đoạn giữa từ 50-60 độ C; giai đoạn cuối nhiệt độ sấy từ 60-70 độ C).
– Các dược liệu trong thành phần có chứa tinh dầu, các hoạt chất dễ bay hơi,các hoạt chất dễ thăng hoa, các hoạt chất dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ cao thì nhiệt độ sấy không được vượt quá 40 độ C.
– Sử dụng máy sấy dược liệu: Dùng các loại máy sấy dược liệu, tủ sấy dược liệu công nghiệp giúp dược liệu được sấy khô nhanh chóng, nhiệt độ sấy được đảm bảo, từ đó cho năng suất cao phù hợp với các cơ sở chế biến dược liệu. Máy sấy thực phẩm 3A (12 ngăn) là một thiết bị sấy chuyên dụng và cho hiệu quả cao trong sấy dược liệu. Với thiết kế 12 ngăn, năng suất sấy cao từ 50 đến 80 kg/1 mẻ sấy. Hơn nữa, máy kiểm soát được lượng nhiệt duy trì ở mức ổn định từ 40-80 độ C. Đồng thời được thiết kế kích thước lỗ sàng chỉ 4x4mm, cho phép máy sấy được đa dạng các loại nguyên liệu từ dạng hạt, dạng viên, dạng lát,…
– Sấy dược liệu bằng máy sấy sử dụng năng lượng mặt trời: phương pháp sấy này có nhược điểm là tốn kém chi phí trong việc đầu tư nhà máy sấy nông sản ban đầu. Tuy nhiên, phương pháp sấy này lại mang lại hiệu quả lớn trong chế biến dược liệu với năng suất sấy cực cao. Sấy dược liệu bằng máy sấy sử dụng năng lượng mặt trời, các dược liệu được sấy khô một cách ưng ý, và lượng tiêu thụ điện của máy sấy sử dụng mặt trời lại rất ít. Do đó, phương pháp sấy này thường được áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu lớn.
4. Cách bảo quản dược liệu hiệu quả
Để quá trình bảo quản dược liệu được tốt và hiệu quả nhất thì quá trình phơi sấy dược liệu là một yêu cầu quan trọng. Dược liệu được phơi sấy ở mức độ khô dần tới độ thủy phân an toàn là tốt nhất.
4.1. Nhiệt độ, độ ẩm
Khi bảo quản dược liệu, nhiệt độ và độ ẩm là vô cùng quan trọng. Dược liệu bảo quản ở nhiệt độ cao sẽ làm bay hơi lượng tinh dầu, các chất béo bị biến mất. Với độ ẩm, khi dược liệu bảo quản trong độ ẩm thấp quá hoặc cao quá thì đều làm giảm tác dụng và hư hỏng dược liệu. Lúc này các loại nấm mốc, vi khuẩn, sâu bọ có điều kiện để sinh sôi nảy nở, dược liệu sẽ bị hỏng và biến chất. Do đó, nhiệt độ phù hợp để bảo quản dược liệu là 25 độ C, độ ẩm chung thích hợp bảo quản dược liệu thường từ 60 đến 65%.
4.2. Phương pháp bảo quản dược liệu đúng cách
– Cần bảo quản dược liệu ở những nơi thông thoáng, khô ráo, sự lưu thông không khí tốt.
– Các dược liệu, thuốc chứa nhiều tinh dầu cần được bảo quản trong những bao bì kín, nên dùng túi hút chân không để bảo quản là tốt nhất.
– Các loại dược liệu, vị thuốc khác nhau cần được bảo quản theo từng túi, bao bì riêng trong suốt quá trình bảo quản, không dùng lẫn lộn bao bì các loại thuốc với nhau. Hơn nữa, các bao bì đóng gói cần phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của ngành dược, cần chọn bao bì phù hợp với từng loại dược liệu, để không bị vụn nát trong quá trình vận chuyển.
– Các dược liệu có độc tính phải được bảo quản ở nơi riêng biệt, theo đúng quy định.
– Cần có kế hoạch mua, bán và sử dụng dược liệu một cách hợp lý, tránh bị quá hạn gây lãng phí và ảnh hưởng về hiệu quả kinh tế.
– Cần thường xuyên kiểm tra số lô và hạn sử dụng của các dược liệu, thuốc, cần tuân thủ theo nguyên tắc.
– Kiểm tra thường xuyên chất lượng của dược liệu, thuốc Đông y trong quá trình bảo quản, nhằm phát hiện kịp thời nếu dược liệu bị hư hỏng. Nếu thấy độ ẩm, nhiệt độ hay các tác nhân khác có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của dược liệu thì cần xử lý và điều chỉnh cho phù hợp.
– Cần loại bỏ những dược liệu không đạt tiêu chuẩn, dược liệu bị hư hỏng, hết hạn sử dụng.
Phơi sấy dược liệu là một bước quan trọng trong chế biến dược liệu để làm thuốc trong y học cổ truyền. Dược liệu được làm khô đến một độ nhất định, giúp quá trình chế biến diễn ra hiệu quả nhất, đồng thời giúp dược liệu được bảo quản tốt nhất. Từ các thông tin trên về kỹ thuật phơi sấy dược liệu và cách bảo quản dược liệu, bà con có thể phơi sấy và bảo quản dược liệu một cách hiệu quả nhất. Đối với phương pháp phơi dược liệu thủ công, thì nên áp dụng với các gia định, còn các cơ sở sản xuất thì việc áp dụng các thiết bị sấy, máy sấy dược liệu sẽ cho hiệu quả và năng suất cao nhất.
Để việc phơi sấy đạt hiệu quả tốt, năng suất cao, thì máy sấy thực phẩm 3A (12 ngăn) của Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú là một sự lựa chọn hoàn hảo. Nếu có nhu cầu mua máy sấy dược liệu bạn hãy vui lòng liên hệ với Công ty để được tư vấn nhé!
Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú
ĐC: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại hỗ trợ khách hàng tại Miền Bắc: 02422050505 – 0916478186
Điện thoại hỗ trợ khách hàng tại Miền Nam: 0945796556 – 0984930099
Website: https://maynhanong.com/
========================
Các bài viết liên quan