Kỹ thuật nuôi lợn nái gồm các phần chính:
1.Chọn lợn cái giống hậu bị
Chọn lần 1 vào thời điểm chọn từ 2- 3 tháng tuổi; chọn lần 2 khi lợn 6-8 tháng tuổi
Nguyên tắc chọn: dựa vào đặc điểm ngoại hình, thể chất và nguồn gốc.
* Về ngoại hình thể chất:

– Có ngoại hình đặc trưng của giống
– Khối lượng đạt chuẩn theo yêu cầu của giống theo từng giai đoạn.
– Lông da mượt, dáng đi nhanh nhẹn, mắt tinh nhanh.
– Không có khuyết tật, thân hình cân đối, có sự liên kết hài hòa giữa các phần của cơ thể: đầu – cổ, vai- ngực, lưng sườn bụng và mông
– Bốn chân thẳng khỏe, không dị tật, chân đi bằng móng không đi bằng bàn chân.
– Có từ 12 vú trở lên, phân bố cách đều. Đầu vú lộ rõ (núm vú dài)
– Âm hộ phát triển bình thường không có dị tật.
* Về nguồn gốc
– Chọn những con của cặp bố mẹ có năng suất cao (mẹ đẻ trên 10 con / lứa, mắn đẻ, tốt sữa, nuôi con khéo). Tốt nhất là mua từ các công ty giống có chất lượng tốt và an toàn dịch bệnh.
* Sinh lý động dục: Tuổi động dục lần đầu phù hợp với đặc trưng của giống (Lợn Móng Cái, lợn Ỉ là 4-5 tháng; lợn Yorkshire, Landrace là 7-8 tháng).
2. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn hậu bị
2.1. Mục tiêu
Mục tiêu nuôi lợn hậu bị để đạt được các yêu cầu sau:
– Lợn cái thành thục tính dục đúng độ tuổi, tuổi đẻ lứa đầu đúng độ tuổi
– Lợn nái đẻ sai con ngay từ lứa đầu
– Lợn nái khai thác sử dụng được lâu.
2.2. Yêu cầu
– Lợn cái hậu bị được tính từ lần chọn đầu tiên lúc 2-3 tháng tuổi đến ngày phối giống lần đầu.
– Lợn cái phải đạt tiêu chuẩn ngoại hình, khỏe mạnh.
– Lợn cái không quá gầy hoặc quá béo, đạt khối lượng chuẩn theo yêu cầu của từng giống.
– Lợn nái được tiêm phòng đầy đủ các loại vacin theo quy định.
2.3. Nuôi dưỡng, chăm sóc
* Mức ăn cho lợn cái hậu bị /ngày
Loại lợn |
Khối lượng lợn (kg) |
Thức ăn hỗn hợp (kg) |
Lợn cái hậu bị nội |
10-20 |
0,5-0,9 |
21-40 |
1,0-1,3 |
|
41- phối giống |
1,4-1,5 |
|
Lợn cái hậu bị lai F1 |
15-30 |
0,8-1,3 |
31-50 |
1,4-1,8 |
|
51- phối giống |
1,9-2,2 |
Nếu cho ăn nhiều quá: Lợn quá béo sẽ động dục thất thường hoặc không động dục, khó thụ thai, tỷ lệ chết phôi cao, đẻ ít con.
Nếu cho ăn ít quá: Lợn gầy, chậm động dục, thiếu sữa để nuôi con ở lứa đẻ đầu, hao mòn lợn nái sau cai sữa cao.
* Vệ sinh phòng bệnh:
– Tẩy giun sán khi lợn 15 kg
– Tiêm phòng đầy đủ các bệnh như: Tụ huyết trùng, Đóng dấu, Dịch tả, LMLM.
2.4. Phát hiện lợn nái động dục và phối giống
Các giống lợn khác nhau có tuổi động dục lần đầu khác nhau
Các giống lợn nội như Móng Cái, Mường Khương… có tuổi động dục sớm. Lợn móng cái động dục lần đầu ở lúc 4-5 tháng tuổi, khối lượng 30-40 kg.
Các giống lợn nái lai ngoại với nội có tuổi động dục lần đầu muộn hơn so với lợn nội và thường có tuổi động dục là 6 tháng tuổi, khối lượng 70-75 kg.
Chu kỳ động dục ở lợn nái thường là 21 ngày (dao động từ 17- 23 ngày). Thời gian động dục 3-4 ngày.
Lợn nái sau khi cai sữa lợn con khoảng 4 đến 6 ngày sẽ động dục trở lại.
Phát hiện lợn nái động dục là việc quan trọng nhất trong công tác phối giống.
Cần kiểm tra mỗi ngày ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Nên kiểm tra động dục vào lúc 5- 6 giờ sáng và lúc 5-6 giờ chiều là lúc lợn thường có biểu hiện triệu chứng động dục rõ rệt nhất
Để phát hiện chính xác thời điểm lợn nái động dục, cần nắm vững chu kỳ động dục và các quan sát biểu hiện của lợn nái
* Biểu hiện động dục ở lợn nái như sau:
+ Ngày động dục thứ nhất
Lợn nái đi lại kêu rít muốn nhảy ra khỏi chuồng.
Lợn nái kém ăn hoặc bỏ ăn, phá máng.
Nếu sờ vào nó nó sẽ né tránh, bỏ chạy.
Âm hộ sưng mọng, đỏ hồng, căng bóng. Nước nhờn chảy ra ngoài âm hộ lỏng, trong và chưa keo dính.
+ Ngày động dục thứ hai
Buổi sáng, lợn nái ở trạng thái yên tĩnh hơn, ít kêu rít, thỉnh thoảng nhảy lên lưng con khác, nhưng chưa chịu đứng im khi con khác nhảy lên lưng.
Đến chiều, trạng thái yên tĩnh càng rõ nét hơn và chịu cho con khác nhảy lên lưng. Khi dùng tay ấn hoặc cưỡi lên lưng lợn, lợn sẽ đứng yên (Trạng thái mê ì).
Âm hộ bớt sưng, chuyển sang màu hồng nhạt, có vết nhăn mờ. Nước nhờn đã chuyển sang trạng thái keo dính.
Vào thời điểm này cho phối giống hoặc dẫn tinh là đạt kết quả tốt nhất.
+ Ngày động dục thứ ba
Trạng thái mê ì giảm dần, càng về cuối ngày lợn nái càng không thích gần lợn đực nữa.
Âm hộ teo dần trỏ về bình thường, nước nhờn chảy ra ít , màu trắng đục, không dính,
Đuôi úp che âm hộ.
* Cách phối giống
Với mục tiêu là:
Lợn nái đạt tỷ lệ đậu thai cao
Lợn nái đẻ sai con.
<div style="text-align: justify;"&