Kỹ thuật nuôi chim trĩ đẻ trứng

Kỹ thuật nuôi chim trĩ đẻ trứng lãi suất cao bà con cần áp dụng

Chim trĩ là loài chim qúi hiếm, hiện đã được nhiều nông dân chăn nuôi trong những năm trở lại đây. Để mở rộng quy mô nuôi chim trĩ cũng như mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho gia đình, Sau đây, Tuấn Tú 3A xin chia sẻ các bước Kỹ thuật nuôi chim trĩ đẻ trứng như sau:

I. Kỹ thuật nuôi chim trĩ đẻ trứng

Chim trĩ được coi là loại động vật hoang dã cần được bảo tồn do việc đánh bắt ngoài tự nhiên quá nhiều làm sụt giảm số lượng loài này. Nó có hình dáng gần giống gà nhưng trọng lượng nhỏ hơn nhiều, thịt thơm mềm và ngon, nhất là trứng chim trĩ có giá trị dinh dưỡng cao, giá trị kinh tế lớn. Nhiều hộ chăn nuôi đã bắt chim trĩ ngoài hoang dã hoặc mua giống ở các cơ sở bán giống để về chăn nuôi, kinh doanh.

Kỹ thuật nuôi chim trĩ đẻ trứng

1. Chuồng nuôi chim trĩ

Chim trĩ không cần cầu kỳ về chỗ ở nên có thể làm chuồng quây lưới sắt như gà. Mỗi chuồng không nên nuôi nhiều mà chỉ nên nuôi khoảng 6-8 con/chuồng, trong đó cứ 1 trống thì 2 mái. Như vậy sẽ đảm bảo tỉ lệ trứng chim được thu tinh cao hơn.

Mái chuồng cần phải che chắn kỹ bằng mái lợp pro hoặc nhựa để tránh chúng thoát ra ngoài.  Dưới nền chuồng rải 1 lớp cát để bảo vệ chân chim, giúp nền chuồng luôn khô ráo và dễ dàng vệ sinh.

2.Chọn Giống:

Dựa vào đặc điểm cơ thể để phân biệt chim trống, mái :

Ở cùng lứa tuổi Chim trĩ trống thường có ngoại hình lớn hơn chim trĩ mái. Lúc còn nhỏ rất khó phân biệt chủ yếu dựa vào cảm quan nghề nghiệp và một số biểu hiện nhỏ về sự khác biệt trong tập tính sinh hoạt và ngoại hình chim. Có thể phân biệt bằng mặt thường qua việc so sánh kích thước cở thể, chiều cao chân, hoặc lỗ huyệt.

Khi bước vào thời kỳ 2 – 3 tháng tuổi chim trống có biểu hiện chuyển dần màu lông từ nâu nhạt sang màu đỏ pha, lúc này trọng lượng và chiều dài cơ thể lớn hơn chim mái rõ rệt. Trên cổ chim trống hình thành tuyến lông màu đồng phía dưới là màu xanh lá cây hoặc màu tím sáng. Kế tiếp xuất hiện 1 vòng lông cổ màu trắng ( thường gọi là Trĩ Đỏ Khoang Cổ Trắng ) Lông đuôi có màu đỏ và màu hạt dẻ pha trộn với các vệt đen hoặc trắng nhạt .Trên má hình thành hai mào đỏ và hai chỏm lông sừng màu xanh thẫm. Chim Trống trưởng thành có thể nặng tới 1,5 – 2 kg , lông đuôi có thể đạt 0,4 – 0,6m, tùy theo chế độ chăm sóc và mật độ nuôi thả. 

Chim mái có kích thước nhỏ hơn chim trống. Sau khi thay lông ở thời kỳ 3 – 5 tháng tuổi chim mái sẽ ổn định ở bộ lông màu tối có những đốm đen, pha lẫn màu hạt dẻ, Chim mái có đuôi ngắn hơn chim trống, trọng lượng bình quân của một chim mái trưởng thành khoảng 0,7 – 1,3kg / con.

chim trĩ đẻ trứng

3.Chăm sóc chim qua các thời kỳ sinh trưởng:

A. Nuôi chim con (giai đoạn từ 1- 3 tháng tuổi ): Chim được nuôi trong lồng nhỏ bằng lưới mắt cáo, sử dụng bóng điện hoặc đèn sưởi đám bảo nhiệt độ 25 -27 độ C. Không nuôi chim con tại nơi có gió lùa, mưa tạt, che đậy cẩn thận để đảm bảo an toàn cho chim khỏi các vật nuôi khác tấn công: Chó ,mèo , chuột. Khu vực nuôi thường xuyên được khử trùng định kỳ tối thiểu 15- 20 ngày/ lần.

Thức ăn: sử dụng loại cám viên dùng cho gà con, bà con dùng máy làm cám viên trục đứng 3A3Kw M3 để tự tạo ra kích thước cám viên tùy ý cho gà ăn theo từng giai đoạn

Máy ép cám viên khô

Sử dụng loại máng ăn, uống tự chế hoặc máng dùng cho gà miễn sao đảm bảo vệ sinh. Nên cho lượng cám và nước vừa đủ, khi chim ăn hết nhấc máng ra vệ sinh và thay nước mới, tránh để nước lưu lại sang ngày thứ 2. Với chim nhỏ sức đề kháng yếu ta sử dụng loại nước cất hoặc nước đun sôi để nguội cho chim uống.

B. Nuôi chim trưởng thành: Chim được nuôi trong lồng lớn sử dụng thức ăn dành cho gia cầm trưởng thành, gia cầm sinh sản (cám gà đẻ) kết hợp với thóc. Tỉ lệ pha tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng của chim : có thể dùng tới 60% thóc trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra kết hợp cho ăn thêm các loại rau xanh : rau muống, rau lang, thân cây chuối thái nhỏ..vv. Hạn chế cho các loại thức ăn lạ: tôm, cua, cá có thể dẫn đến tình trạng chim bị tiêu chảy.

Trong quá trình nuôi đàn thường sảy ra hiện tượng chim cắn, mổ nhau : Vị trí mổ thường tập chung vào mắt ,đỉnh đầu hoặc lỗ huyệt. Để hạn chế việc này ta có thể sử dụng 1 số phương thức sau:

+ Tách riêng cá thể chim bị đánh, hoặc chim đánh ra khỏi chuồng nuôi từ 3-5 ngày. Sau đó thả lại bình thường.

+ Cho ăn bổ sung thêm 1 số khoáng chất: Ca, Zn. Có thể sử dụng loại thuốc chống cắn, mổ bán tại các tiệm thú y để pha vào thức ăn cho chim. 

+ Cắt hoặc mài bớt phần mỏ dưới của chim (đây là liệu pháp bắt buộc trong quy trình nuôi công nghiệp theo quy mô lớn). Việc cắt hoặc mài mỏ dưới của chim không làm ảnh hưởng đến ngoại hình ( vì phần mỏ dưới bị che khuất ). Không ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của chim trống . Vì thực chất chim trĩ đạp mái thời gian diễn ra rất nhanh ( từ 15 -30 giây ) không nhất thiết cần sự hỗ trợ của bộ mỏ , nếu có chỉ cần mỏ trên là đủ . Ngoài ra việc cắt , mài mỏ còn loại bỏ được nguyên nhân ăn trứng của chim . Đây là lý do một số người đã nuôi chim trĩ trong thời gian dài vẫn không thấy chim sinh sản. Tuy được xem là phương pháp kỹ thuật tiêu biểu và sử dụng rộng dãi trên thế giới song với người nuôi chim trĩ của Việt Nam lại quan niệm chim cắt mỏ là chim Trĩ của Trung Quốc. Thực tế trong danh mục các loại chim không có khái niệm chim trĩ đỏ TQ , chim Trĩ Thái Lan hay chim Trĩ Việt Nam. Mà đó chỉ là vùng phân bố của chim trĩ .Vì vậy chỉ có 1 loại trĩ đỏ khoang cổ duy nhất như hình trên. Khi đưa vào môi trường nuôi nhân tạo thì ngoại hình, trọng lượng của chim do người nuôi quyết định : Ví dụ : Nếu sử dụng 100 % cám tổng hợp làm khẩu phần ăn , chim trĩ sẽ rất nhanh lớn và có thể đạt trọng lượng >2kg/con .Tuy nhiên chất lượng thịt thương phẩm sẽ giảm vì mất dần tính hoang dã của chim, đồng thời sức đề kháng của chim cũng kém đi. Với chim mái có thể dẫn đến hiện tượng béo lú mà không sinh sản được.

4.Thức ăn và kỹ thuật cho ăn

Cũng như chăn nuôi các loài gia cầm, chăn nuôi chim cũng như vậy. Thức ăn của trĩ là cám tổng hợp (loại không có tăng trọng), ngô xay, thóc, đậu tương, rau xanh, cỏ,… Ngoài 2 tháng có thể cho trĩ tập ăn thóc bằng cách trộn 10 – 20 % vào khẩu phần ăn. Ở giai đoạn 5 – 8 tháng có thể trộn đến 50 % thóc vào khẩu phần ăn. 
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng thoả mãn đầy đủ các nhu cầu sinh lý đòi hỏi phát triển cơ thể ở mỗi giai đoạn sẽ khai thác tối đa tiềm năng di truyền của giống, đạt nhanh đến khối lượng giết mổ càng sớm càng tốt.

Một số điều cần lưu ý: 

– Thức ăn được phối chế cân đối đảm bảo đủ dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của chim trong từng giai đoạn.

– Khẩu phần ăn có thể phối chế đa nguyên liệu, sử dụng thức ăn bổ sung động vật, thực vật, Premix khoáng vi lượng và Vitamin. Không sử dụng các nguyên liệu bị mốc, nhiễm độc tố Afratoxin hoặc bột cá mặn (có hàm lượng muối cao). Khẩu phần thức ăn được cân đối đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn nuôi, thức ăn phối chế đa nguyên liệu, sử dụng đạm nguồn gốc động vật, thực vật, Premix Vitamin, khoáng vi lượng v.v.

Thời kỳ sinh sản của chim trĩ

Ngoài tự nhiên, chim trĩ sống riêng lẻ, chỉ đến mùa sinh sản vào mùa xuân mới kết đôi với nhau. Chim trống và mái sẽ sống với nhau, cùng nhau bảo vệ ổ trứng cho đến hết mùa sinh sản. Thông thường con trống sẽ bảo vệ lãnh thổ của mình, tránh các loài vật khác xâm phạm. Con mái chịu trách nhiệm làm tổ ở vùng đất lõm , nhặt lá khô để lấp đầy và nhỏ ít lông ngực làm nệm êm cho chim con khi nở.

Chim mái sẽ ấp trứng khoảng 23 đến 24 ngày. Khi chim non nở chúng sẽ đợi đến khi con cứng cáp mới bỏ đi. Nhưng khi nuôi nhân tạo thì hầu như chim mái sẽ không bao giờ ấp mặc dù người nuôi đã thiết kế chuồng, lá khô môi trường giống như tự nhiên. Thậm chí chúng không đẻ vào ổ mà đứng đâu đẻ đó, không thèm để ý đến sản phẩm mình tạo ra. Chính vì vậy, bà con nuôi chim trĩ sinh sản buộc phải có hình thức ấp trứng khác.

II.Kỹ thuật ấp trứng chim trĩ
Chim mái sau khi đẻ trứng thì bà con lượm trứng về. Chọn những quả đồng đều, đẹp, loại bỏ quả nhỏ, vẹo, dính máu để đem đi ấp. Có 2 hình thức ấp đó là:

1. Ấp vú
Kỹ thuật ấp vú đó là nhờ loài chim  khác hoặc các loại gà cỡ nhỏ ấp hộ. Trứng chim trĩ không lớn, nó giống với chim bồ câu hoặc gà tre, gà ta. Bà con phải lựa thời kỳ chim bồ câu, gà cùng đẻ trứng, sau đó lấy trứng ra và cho vài quả trứng chim trĩ vào ổ để chúng ấp. Chú ý căn chỉnh thời gian nhờ vú ấp hộ, khi trứng nở thì bà con phải lấy ngay chim con ra, tránh để chim hay gà vú hộ đạp, mổ chết chim trĩ con.

Việc ấp vú khá bị động vì phải phụ thuộc vào vú ấp cùng thời kỳ sinh sản với chim trĩ để chúng có thể sẵn sàng ấp trứng của loài khác. Nó còn đòi hỏi phải khéo léo để chúng không nhận ra là ấp trứng hộ.

2. Ấp máy
Ấp máy là cách ấp hiện đại tiện lợi nhất hiện nay vì không cần chờ đợi vú ấp hộ sinh sản giống với chim trĩ mà có thể ấp bất cứ lúc nào, nhiều trứng cùng lúc. Máy ấp trứng hiện nay có rất nhiều loại, to nhỏ khác nhau, tùy vào điều kiện, mục đích mà lựa chọn loại phù hợp. Bà con lưu ý ấp trứng chim trĩ khoảng 23 ngày bằng máy ấp cần theo dõi nhiệt độ và độ ẩm trong máy điều chỉnh cho phù hợp.

chim trĩ đẻ trứng

Chim trĩ con khi ấp bằng vú ấp hoặc ấp máy thường rất yếu ớt, sức đề kháng kém và không thể điều chỉnh được nhiệt độ dễ chết. Do vậy, bà con chú ý cần chăm sóc chúng đúng cách, cho ở lại thêm ở máy ấp vài ngày trước khi hạ xuống để úm nuôi tiếp.

Trên là bài viết giới thiệu Kỹ thuật nuôi chim trĩ đẻ trứng. Chúc bà con chăn nuôi thành công!

Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 02422050505 – 0914567869
Facebook: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong/

========================
Các bài viết liên quan

Kỹ thuật nuôi gà thịt nhốt chuồng

Mô hình nuôi gà chọi làm giàu

Kỹ thυật chăn nuôi bò sữa

Kỹ thuật nuôi bò 3B

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục Giỏ Hàng Trang Chủ Tin tức