Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng

Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng – Mô hình làm giàu của nhà nông

Hiện nay với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thì việc nuôi chim cút đẻ trứng đang được nhiều hộ gia đình bà con nông dân kinh doanh. Để nuôi chim cút đẻ được nhiều trứng bà con cần nắm bắt các bước kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng sau

Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng

Lựa chọn giống chim cút

Theo nhiều người, nên chọn giống vào khoảng 25 – 30 ngày tuổi, chim cút trống và mái cùng dòng phải được tách ra trước khi đưa vào đàn để ghép đôi sinh sản. Trong đó:

Con trống có lông mượt, da nhẵn, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, có trọng lượng khoảng 70 – 90g khi đủ tuổi sinh sản.

Chim mái có cổ nhỏ, lông mượt, xương chậu rộng, hậu môn đỏ hồng, nở nang, trọng lượng >100g.

Chim cút mái bắt đầu đẻ vào khoảng 60 ngày tuổi và đẻ liên tục cả năm nhưng chỉ nên cho chim cút phối giống và đẻ trứng khi chim mái được ít nhất 3 tháng tuổi, phối sớm hơn có thể làm suy giảm chất lượng đàn.

Chuồng nuôi chim cút

Kích thước chuồng chim cũng khá đa dạng. Do loài chim này dễ nuôi nên bạn nuôi trong lồng hay vây thép để nuôi đều được. Quy cách làm chuồng được khuyến nghị là:

Kích thước chuồng: Diện tích chuồng nên là 1×0.5x2m và được làm làm bằng khung thép hoặc gỗ và lưới vuông 1x1cm. Kích thước lưới như này để chim vừa dễ di chuyển lại tiện đi vệ sinh hơn. Mỗi chuồng với kích thước như vậy có thể nuôi được 20 đến 25 con.

Chuồng nên có độ dốc chừng 3 độ để trứng lăn không bị vỡ.

Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng nhiều

Nóc chuồng cần được làm bằng vật liệu mềm mại để nếu chim có nhảy lên chạm vào thì cũng không bị thương.

Nếu nuôi số lượng lớn thì bạn xếp các chuồng lên nhau. Mỗi chuồng cách nhau 10cm đủ để vỉ hứng phân và chim đi vệ sinh.

Máng thức ăn và nước uống cần được làm bằng vật liệu dẻo và có kích thước là dài 0.5m, rộng 5cm, cao 5cm. Nếu nuôi chim non thì kích thước nhỏ hơn

Thức ăn cho chim cút

Vì mỗi ngày chim cút ăn tầm 20 – 25gr thức ăn hỗn hợp và đẻ được 1 quả trứng nặng 10 – 11gr (bằng 10 % cơ thể) nên thức ăn cho chim cần đảm bảo đủ yêu cầu dinh dưỡng cho chim. Đặc biệt là đạm, các chất khoáng và tinh bột.

Bạn nên cho chim ăn tự do cả ngày lẫn đêm. Nếu khi chim đẻ thì phải thu gom trứng ngay để tránh trứng bị vỡ. Sau đó tiến hành bảo quản an toàn để tiếp tục nhân giống. Ngoài ra bạn phải đảm bảo lượng nước cho chim đủ từ 50 đến 100ml mỗi ngày. Nước phải sạch và mát để chim có thể tùy ý uống.

Mỗi con cần đảm bảo từ 50 đến 100ml nước sạch mỗi ngày. Nước phải sạch, không được lẫn phân hay chất độc hại. Ngoài ra bạn có thể pha thêm vitamin vào nước cho chim uống để tăng cường sức khỏe.

Chế biến thức ăn cho chim cút

Đối với các loại thức ăn tinh tổng hợp bà con dùng Máy băm nghiền đa năng 3A2.2Kw để nghiền nhỏ thành dạng tinh bột làm thức ăn cho chim cút.

máy chế biến thức ăn chăn nuôi 3a

Đối với thức ăn dạng viên bà con dùng Máy làm cám viên trục đứng 3A3Kw ép nguyên liệu hạt và nguyên liệu dạng bột như: Cám gạo, cám ngô, bột sắn, bột khoai, bột cá, bột xương… thành dạng cám viên có đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, máy có thể nghiền, ép các nguyên liệu: cám ngô, hạt ngô, cá, cua, ốc, rau xanh thành cám viên cho chim.

Máy ép cám viên khô

Nuôi chim cút sinh sản

sau khoảng 60 ngày tuổi thì chim cút mái bắt đầu đẻ và cứ thế liên tục đến cả năm. Tuy nhiên theo nhiều hộ nuôi lâu năm thì hộ cho rằng chim mái phối giống và đẻ trứng sau 3 tháng tuổi. Nếu phối sớm có thể làm giảm chất lượng cả đàn.

Mỗi con chim cút trong giai đoạn đẻ sẽ cho 270 đến 300 quả 1 năm. Mỗi ngày chim mái đẻ 1 quả nên cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để chim duy trì được tần suất sinh sản.

Công thức trộn thức ăn cho chim có thể là2.5 bắp – 1 lúa – 1 cám – 1 bột cá. Mỗi chim cút trưởng thành cần 25g thức ăn và uống khoảng 60ml nước.

Phòng bệnh ở chim cút

– Loại chim này mặc dù có sắc đề kháng rất mạnh nhưng việc phòng ngừa bệnh cho chim cũng cần được thực hiện đầy đủ và được quan tâm. Bạn cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại và giữ môi trường khô ráo, nhiệt độ ổn định. Hạn chế chím tiếp xúc với đàn lạ

– Chim cút hay mắc bệnh newcastle, ngộ độc thức ăn, sưng mắt, bại liệt, suy dinh dưỡng. Lúc này  biện pháp phòng ngừa chính là:

– Tiêm vắc xin định kỳ cho cả đàn từ khi chúng còn rất nhỏ và tiêm nhắc lại trước khi chúng vào đẻ để ngừa bệnh.

–Thức ăn cần tươi, sạch không được mốc hay có mùi lạ. Trong môi trường ẩm ướt nhiệt độ cao thì thức ăn phải đảm bảo để chim không bị ngộ độc.

Trên là bài viết giới thiệu Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng. Chúc bà con chăn nuôi thành công!

Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 02422050505 – 0914567869
Facebook: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong/

========================
Các bài viết liên quan

Kỹ thuật nuôi gà thịt nhốt chuồng

Mô hình nuôi gà chọi làm giàu

Kỹ thυật chăn nuôi bò sữa

Kỹ thuật nuôi bò 3B

Kỹ thuật nuôi cừu từ A-z

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục Giỏ Hàng Trang Chủ Tin tức