Kỹ thuật nuôi cá trong ao nổi là phương pháp nuôi không cần đào ao, chỉ cần tạo bờ, xây dựng bờ trên mặt ruộng rồi bơm nước vào để nuôi cá. Đây là phương thức đang được nhiều hộ chăn nuôi thủy sản áp dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau đây Tuấn Tú 3A xin chia sẽ các bước kỹ thuật nuôi cá trong ao nổi tới bà con như sau:
I.Đặc điểm của mô hình nuôi cá trong ao nổi
Mô hình ao nổi phù hợp với một số vùng đất chua, phèn, hoang hóa, thấp trũng… không thuận lợi cho kiểu nuôi cá truyền thống do có nồng độ pH thấp. Ao nổi cá sẽ không bị sốc chua, bờ ao không bị đất chua nên có thể trồng cây ngay, khi thu hoạch cá chỉ cần tháo cống, không cần phải sử dụng máy bơm và nạo vét nhanh hơn so với ao truyền thống.
Nuôi cá ao nổi đã giúp tiết kiệm chi phí xây dựng, nâng cấp năng suất, có thể thay thế cho phương pháp nuôi truyền thống mà hiệu quả vẫn cao. Nuôi cá ao nổi có ưu điểm là khi tát ao có thể tháo nước triệt để, phơi khô dễ, cải tạo đáy tốt. Khi đào ao, không cần đào sâu như ao chìm, đất lấy từ lòng ao đã đủ đắp bờ không tốn đất bên ngoài. Ao nổi với bề mặt thoáng cao giúp môi trường nước sạch, cá ít dịch bệnh, giảm chỉ số tiêu tốn thức ăn.
Cùng đó, cá nuôi trong mô hình ao nổi được tiếp xúc với ánh nắng, với gió tự nhiên nhiều nên môi trường rất đảm bảo, không bị cớm ngợp như ao chìm, ít khi dịch bệnh. Khi nuôi trong ao nổi cũng tiết kiệm được tiền điện và nhân công vận hành máy móc thu hoạch cũng như trong quá trình nuôi.
Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm thì ao nổi cũng có một số nhược điểm cần lưu ý đó là khó thiết kế, phải làm đồng bộ, chi phí gia cố bờ ao lớn…Đặc biệt là khi làm ao nổi thì phải làm trên khu đất mới, có độ phẳng cao.
II.Các kỹ thuật nuôi cá trong ao nổi
*Chuẩn bị ao nuôi
Trước hết là đắp bờ ao cần làm nhiều đợt, 2 – 3 ngày tiến hành nén lại đất bờ. Ao đào sâu 30 – 50 cm, chủ yếu lấy lớp đất mầu đắp thành bờ cao 1,5 – 2 m. Mực nước trong ao nuôi cá thịt 1,8 – 2 m và cá giống 1,3 – 1,5 m.
*Chọn giống:
Con giống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 8398:2012.
*Thả giống:
– Mật độ ương: 150-200 con/m2.
– Con giống được thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
*Chế biến thức ăn cho cá
Bà con dùng Máy ép cám viên nổi 3A16Hp để làm cám viên nổi cho cá ăn
Dùng Máy băm nghiền đa năng 3A2,2Kw phễu tròn 220V để nghiền các loại ngũ cốc, hoặc băm nhỏ cỏ, rau làm thức ăn cho cá dễ ăn hơn.
*Cho cá ăn
Cho cá ăn đúng theo quy trình kỹ thuật là hết sức quan trọng, thức ăn cần phải tuân thủ đủ về chất, lượng, địa điểm, thời gian:
– Cá cần được cho ăn sau 2 – 4 giờ tính từ lúc thả vào ao; sử dụng thức ăn công nghiệp phù hợp từng giai đoạn. Thức ăn được hòa vào nước rồi tạt đều xuống ao cho tôm ăn.
– Nên tắt quạt nước trước khi cho ăn.
– Vào ngày thứ 10 bắt đầu bố trí sàng ăn, lấy một ít thức ăn cho vào sàng, để tôm làm quen và dễ kiểm tra lượng thức ăn dư.
– Sàng đặt cách bờ 1,5 – 2m, không đặt ở góc ao, trung bình với diện tích khoảng 500m2 thì đặt một sàng.
– Bắt đầu từ ngày thứ nhất, cho ăn 0,8-1,0 kg thức ăn/100.000 PL, chia từ 4-5 cữ/ngày, cứ 2 ngày tăng 150gr tùy tốc độ phát triển của tôm giống.
*Thời gian cho ăn:
– Lượng thức ăn được tính cho 100.000 tôm PL15.
+ Ngày đầu tiên: 1 kg.
+ Từ ngày thứ 2 – 10: mỗi ngày tăng 200 gram.
+ Từ ngày thứ 11 – 20: mỗi ngày tăng 250 gram.
+ Từ ngày thứ 21 – 30: mỗi ngày tăng 300 gram.
Tỷ lệ thức ăn trong ngày được bố trí theo thời gian và thời điểm tôm ăn mạnh hoặc tùy thuộc vào sức ăn của tôm và điều kiện ao nuôi (chất lượng nước, thời tiết, sử dụng hóa chất,…).
III.Chăm sóc, quản lý
– Duy trì quạt nước theo chế độ suốt quá trình ương. Thời gian ương tôm khoảng từ 30-45 ngày đối với tôm sú hoặc đạt kích cỡ từ khoảng 1.000-3.000 con/kg thì có thể tiến hành xuất bán hoặc chuyển sang ao nuôi thương phẩm.
– Hàng ngày kiểm tra quan sát màu nước, đo các chỉ tiêu Oxy hòa tan, pH, độ kiềm, khí độc NH3,…
– Nên bổ sung Vitamin C, men tiêu hóa và khoáng chất vào thức ăn để tăng cường đề kháng cho tôm nuôi.
– Định kỳ 5-7 ngày cấy vi sinh nước ao nhằm duy trì mật độ vi sinh có lợi và cải thiện nước nuôi.
– Các hiện tượng tôm bám bờ, tắp mé, kéo đàn, nổi đầu,…cần lấy mẫu kiểm tra hoặc báo cơ quan chuyên môn địa phương để được hướng dẫn biện pháp xử lý kịp thời.
– Các bộ phận thường biểu hiện bệnh trên tôm cần được quan sát hằng ngày, như: râu, chân bò, chân bơi, đuôi, đốt bụng (vỏ và cơ thịt), khối gan tụy, dạ dày, ruột, đốt đuôi thứ 6.
Trên đây là một số kỹ thuật nuôi cá trong ao nổi. Chúc bà con chăn nuôi thành công!