Kỹ thuật nuôi cá mè trắng vừa đơn giản lại mang năng suất cao
Nuôi cá mè trắng đã và đang trở thành một mô hình chăn nuôi được nhiều bà con nông dân lựa chọn phát triển. Đây cũng được xem một trong những mô hình chăn nuôi mang lợi nhuận cao nhất hiện nay. Vậy nên, nếu bạn muốn học hỏi kỹ thuật nuôi cá mè trắng để phát triển mô hình này thì hãy tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.
1. Giới thiệu về cá mè trắng
Nguồn gốc xuất xứ
Cá mè trắng hay còn gọi là cá mè ta, một chi thuộc họ cá chép với ba loài đều sinh sống ở khu vực châu Á. Tại Việt Nam, cả ba loài này đều có tên gọi chung là cá mè nhưng chỉ có hai loài là có thể sinh sống ở nước ta.
Môi trường sống của cá mè trắng
Cá mè trắng là một loại cá nước ngọt, sống ở gần mặt nước, những nơi nước đứng hoặc chảy yếu như ao, hồ, đầm lầy,… Tuy nhiên chúng không sinh sản ở ao đầm mà chỉ sinh sản tại nơi có dòng nước chảy mạnh. Cũng vì lý do đó mà khi đến mùa đẻ trứng tầm tháng 6 đến tháng 7 thì cá sẽ bơi ngược dòng để tìm nơi có dòng nước chảy mạnh để đẻ trứng.
Lúc này, trứng sẽ trôi theo dòng nước về hạ lưu và nở con tại đây. Nếu bà con muốn để cá đẻ trong ao nuôi thì cần phải tiêm kích thích tố (hormone) vào tuyến não cho cá bố và cá mẹ rồi dùng bơm với mục đích tạo dòng nước nhân tạo ở trong ao.
So sánh thức ăn cho cá mè hoa và cá trắng không có nhiều điểm quá khác biệt. Theo đó, thức ăn cho cá mè trắng chủ yếu là động vật phù du và một phần thức ăn thực vật phù du. Song, thực tế lượng động vật phù du trong ao nuôi thường có số lượng ít hơn thực vật phù du, không đáp ứng được nhu cầu của cá. Do đó, để chúng phát triển và cho năng suất cao bà con phải dùng đến các loại thức ăn nhân tạo như cám, bột mì, bột sắn,…
Đặc điểm của cá mè trắng
Đặc điểm cá mè trắng là đầu to nhưng so với cá mè hoa vẫn bé hơn một chút. Thân cá dẹp, dài thon, vảy nhỏ và có màu trắng. Trong cơ thể của cá mè trắng có những tuyến tiết ra chất với mùi tanh. Cả cá mè trắng Việt Nam và cá mè trắng Hoa Nam đều có vảy óng ánh, bởi vậy nên tại các nước phương Tây loài cá này được gọi là “cá chép bạc”.
Một yếu tố dễ nhận diện cá mè trắng với những loài cá khác đó là chứa nhiều amin với mùi tanh đậm hơn. Dù vậy, chỉ cần bỏ qua nhược điểm đó bạn sẽ cảm nhận được vị béo ngậy và thơm ngon của loài cá này mà khó tìm thấy ở những loài cá khác. Khi ăn thịt cá mè trắng khá chắc, vị ngọt, béo nhưng không bị ngán. Chỉ cần khéo léo trong khâu chế biến các bà nội trợ có thể chế biến được rất nhiều món cá mè thơm ngon, hấp dẫn.
Giá trị dinh dưỡng
Cá mè trắng là loài thức ăn dưỡng sinh ôn trung bổ khí, giúp ấm dạ dày, nhuần da, phù hợp với những người có chất hư hàn tì vị, da khô. Ngoài ra, trong y học truyền thống cá mè trắng với tính ôn vị ngọt, không chứa độc, giúp bổ tỳ vị, khỏe gân cốt, ích thận khí, phù hợp với những người bị hàn đau đầu, chóng mặt, hoa mặt, gân cốt yếu, xương khớp đau,…
Trong một số sách cổ lưu lại rằng thịt cá mè trắng giúp khai vị, hạ khí, điều hòa ngũ tạng, chống hư huyết mạch, bổ gan, sáng mắt,… Với những người lớn tuổi ăn cá mè trắng sẽ giúp chống đau đầu, giảm trí nhớ, ho đờm, hen suyễn.
Phân biệt cá mè trắng và cá mè hoa
Khác với cá mè hoa, cá mè trắng có chiều dài dưới 40cm, toàn thân có vảy nhỏ sáng trắng, tập trung nhiều nhất là ở phần bụng. Phần đầu cá mè trắng nhỏ hơn thân, bộ vây khỏe, hai vây bên dưới bụng gần đầu rất sắc, nếu người không biết bắt cá có thể sẽ bị đứt tay.
2. Kỹ thuật nuôi cá mè trắng
Kỹ thuật nuôi cá mè trắng không quá khó, quan trọng bà con cần nắm đầy đủ các chi tiết như sau:
Chuẩn bị ao nuôi
Để nuôi cá mè trắng bà con cần chuẩn bị ao có diện tích thấp nhất là 500 đến 1000m2, độ sâu từ 1.5 đến 2m và đảm bảo không bị ô nhiễm. Trước khi thả cá ao phải được tát dọn, vét bùn và gia cố kỹ lưỡng những vị trí dễ bị sạt lở.
Rắc vôi nhằm mục đích tiêu diệt cá tạp, những loại thiên dịch. Trung bình ao nuôi 100m2 cần 7 đến 10kg. Sau khi xử lý vôi xong hãy phơi đáy ao từ 5 đến 7 ngày. Phơi nứt chân chim, bón lót thêm phân chuồng đã được ủ hoai mục để tăng cường thêm thức ăn tự nhiên cho cá với số lượng từ 30 đến 50kg cho diện tích 100m2.
Thực hiện xong các công đoạn trên bà con hãy ngâm ao nước từ 5 đến 7 ngày. Quan sát thấy nước có xu hướng chuyển sang màu xanh lục có nghĩa các loại thức ăn tự nhiên đã được phát triển và có thể tiến hành thả cá vào.
Cá giống và thả giống
+ Cá giống: Khi chọn cá mè giống bà con cần đảm bảo kích thước con giống đồng đều nhau từ 10 đến 20cm. Tránh chọn những con bị dị hình, xước xát, đảm bảo bơi lội linh hoạt, màu sắc tự nhiên và không bị mất nhớt hay dịch bệnh.
+ Thả giống: Thời điểm thích hợp để thả cá mè giống là vào vụ xuân và vụ thu. Theo đó, khi thả cá vào trong hồ bà con không được thả trực tiếp vào ao hồ. Thay vì vậy hãy ngâm túi chứa cá vào trong mặt hồ, ao thời gian khoảng 15 phút để cá quen dần mới được thả ra toàn bộ. Đây chính là cách tránh tình trạng cá bị sốc biệt.
Mật độ nuôi cá mè trắng
Mật độ thả cá mè trong ao thích hợp nhất là 10 đến 14 ngàn con cho 10.000m2. Để đảm bảo năng suất hiệu quả nhất bà con nên áp dụng theo tỉ lệ 60% cá mè trắng, 5% cá mè hoa, 3% cá trắm cỏ, 25% cá trôi, 7% cá chép.
Thức ăn cho cá mè trắng
Khi nắm rõ cá mè trắng ăn gì sẽ giúp bà con chủ động chuẩn bị thức ăn đúng chuẩn và giúp cho cá đạt được năng suất cao như ý. Theo đó, thức ăn cho cá mè trắng phổ biến là phân chuồng hoai mục, phân đạm, phân lân và lá dầm.
Cách cho cá ăn
Cách cho cá mè ăn cũng quyết định rất lớn đến kết quả thu được. Theo đó bà con nên nhớ một số vấn đề như sau:
Dùng thức ăn xanh như cỏ, bèo cho cá ăn bằng cách băm nhỏ rồi cho vào khung tre nổi cho cá ăn, cứ 100m2 thì phải làm 1m2 khung tre. Ngoài ra, nên đặt khung tre cách bờ ao khoảng 1.5 đến 2m để cá ăn tập trung, dễ vệ sinh và vớt thức ăn dư thừa.
Nên cho cá ăn bằng gian hay máng. Giàn và máng cách đáy ít nhất là 40cm, mật độ giàn cần là 1 đến 2 giàn tre cho 100m2.
Quản lý, chăm sóc ao
Quản lý, chăm sóc ao nuôi cá mè trắng khá đơn giản. Chỉ cần đáp ứng được những yêu cầu như sau:
Phải thường xuyên kiểm tra bờ, cống rãnh, các đăng màng và cọc để không cho cá tạp lọt vào bên trong ao gây hại cho.
Hằng ngày người nuôi phải theo dõi màu nước ở trong ảo để phòng ngừa tảo, gia tăng hoặc giảm lượng thức ăn hoặc phân bón cho cá cho phù hợp.
Khi trời nắng nóng, oi bức cá sẽ dễ bị thiếu oxy và có xu hướng nổi lên mặt nước. Nếu thấy màu sắc ở trên lưng cá bị đổi sang màu vàng, môi dưới dài thì tình trạng đã quá nghiêm trọng và cần xử lý càng sớm càng tốt.
Khi thức ăn cho cá còn thừa nhiều nghĩa là cá no và cần giảm lượng thức ăn cho phù hợp.
Nếu nước trong ao đục ngầu nghĩa là cá đói và phải tăng thêm lượng thức ăn.
Ao nước nuôi cá có màu nõn chuối non nghĩa là giàu dinh dưỡng, đảm bảo cho cá phát triển.
Cách chế biến thức ăn cho cá
Bên cạnh những loại thức ăn tự nhiên thì bà con cũng cần phải tăng cường thêm các loại thức ăn hạt ngũ cốc, rau cỏ để giúp cho cá mè trắng. Mặc dù các loại thức ăn này có kích thước lớn và khiến cá khó hấp thụ dinh dưỡng. Tuy nhiên hiện tại công ty CPĐT Tuấn Tú đã cho ra đời máy ép viên nổi 3A16Hp giúp bà con giải quyết vấn đề này một cách dễ dàng.
Máy ép cám viên nổi 3A16Hp cho phép chế biến các nguồn thức ăn cho thủy sản nói chung và cho cá mè trắng nói riêng. Dựa vào công thức phối trộn bà con sẽ sử dụng nguyên liệu và tỉ lệ phù hợp với từng giai đoạn trưởng thành của cá. Khi tự sản xuất thức ăn tại nhà sẽ giúp cho người chăn nuôi chủ động được thức ăn, không lo lắng tình trạng thức ăn giả, kém chất lượng gây ảnh hưởng đến năng suất của cá.
Máy ép viên nổi 3A16Hp vận hành bằng dầu Diesel, qua đó giúp bà con có thể sử dụng máy để chế biến thức ăn cho cá ở bất kỳ nơi đâu. Thiết kế máy đơn giản với kiểu cấp liệu tự động, qua đó giúp chất lượng thành phẩm được đồng đều. Phễu cấp liệu dạng vuông, nhờ đó mà bà con dễ dàng đưa nguyên liệu vào trong buồng ép thông qua trục quay bên trong. Trục quay vừa giúp trộn nguyên liệu nhanh chóng, vừa đưa nguyên liệu đều đặn vào trong, không để xảy ra tình trạng quá tải.
Nguyên liệu sau khi được đưa vào máy chế biến thành viên cám nổi với độ tơi, xốp, khi đưa xuống nước sẽ nổi lên trên bề mặt, giúp cá mè trắng dễ dàng nhìn thấy và ăn hết, tránh để thức ăn thừa gây lãng phí. Ngoài ra, viên cám tổng hợp chứa thành phần dinh dưỡng dồi dào, giúp cá mau lớn hơn.
3. Phòng trị bệnh cho cá mè trắng
Phòng trị bệnh cũng là một yếu tố quan trọng trong kỹ thuật nuôi cá mè trắng. Theo đó, có một số loại bệnh phổ biến ở cá mè trắng mà bà con cần phải quan tâm như:
Bệnh đóng dấu (bệnh nát da)
Nguyên nhân: Do khuẩn đơn bào khí dạng chấm gây nên.
Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện ở hai bên hậu môn của cá. Bên ngoài da có các nốt ban đỏ tựa như mụn bọc. Ngoài ra, vẩy ra cũng rụng ra và thịt dần dần nát. Tại vị trí phát bệnh xung quanh có huyết phát đỏ hình tròn hay hình bầu dục giống như đóng dấu màu đỏ trên bề mặt da cá. Khi mắc bệnh cá sẽ ăn kém và dần chết hết.
Thời điểm phát bệnh: Bệnh này có thể xảy ra quanh năm nhưng nặng nhất là ở mùa thu và mùa hè. Khi nhiệt độ nước trong ao cao 28 đến 32 độ C thì bệnh rất dễ xảy ra. Từ cá giống cho đến cá lớn đều có thể lây nhiễm, tỷ lệ mắc bệnh lên đến 70%.
Phòng bệnh: Vào mùa nhiệt độ tương đối cao bà con cần thay nước trong ao hồ thường xuyên. Nếu nước trong ao cá kém chất lượng thì dùng vôi bột 20g/mét khối xả toàn ao. Khi đến mùa phát bệnh bà con nên sử dụng bột tẩy, chlorine dioxide 8%, sodium dichloroisocyanurate 20% hoặc sodium dichloroisocyanurate 30% sử dụng 1 lần từ 1 – 1,5g/mét khối để xử lý.
Điều trị: Để trị bệnh cho cá mè trắng bà con nên dùng dung dịch bromoamine benzene với liều lượng dùng 1 lần 0,25g/mét khối. Định kỳ 2 đến 3 ngày bà con nên thực hiện một lần và xả toàn ao liên tục 2 lần.
Bệnh trắng da (bệnh trắng đuôi)
Ng