Kỹ thuật chế biến thức ăn nuôi tôm

Kỹ thuật tự chế biến thức ăn nuôi tôm là bước quan trọng của người nuôi tôm, bởi trong nuôi tôm công nghiệp, chi phí thức ăn chiếm từ 50- 60% giá thành sản xuất, do đó việc lựa chọn và quản lý thức ăn để nuôi tôm phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế là vấn đề quan trọng. Thức ăn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất của động vật thủy sản nói chung và cho tôm nói riêng. Trong sản xuất, thức ăn có vai trò quyết định đến năng suất, sản lượng và sự thành bại của vụ nuôi. Bên cạnh đó, thức ăn cũng chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí chung (từ 50 – 80%). Dưới đây Tuấn Tú 3A xin chia sẻ các kỹ thuật chế biến thức ăn nuôi tôm đạt hiệu quả kinh tế cao.

Kỹ thuật chế biến thức ăn nuôi tôm

Tùy vào từng loại nguyên liệu nghiền riêng để lấy độ mịn 0,7-0,8mm, sau đó đưa nguyên liệu được cân chính xác theo tỷ lệ trong công thức chế biến đưa vào máy trộn theo thứ tự (nguyên liệu có khối lượng lớn trộn trước, nguyên liệu khối nhỏ tiếp sau).

Dưới đây là một số nguyên liệu thức ăn cho tôm

1. Đối với nguyên liệu khô

a) Công thức phối trộn (người nuôi có thể áp dụng một trong các công thức sau tùy theo mức độ sẵn có của các nguyên liệu. Hàm lượng protein của thức ăn sau khi chế biến đạt từ 28 – 35%).

Công thức 1: Bột cá khô 30% + Bột ruốc 23% + Cám gạo 26% + Bột gạo lứt 18% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%.

Công thức 2: Bột cá khô 30% + Bột đậu nành 29% + Bột khô dừa 3% + Cám gạo 20% + Bột mì 15% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%.

Công thức 3: Bột cá khô 27% + Bột ruốc 20% + Cám gạo 30% + Bột gạo lứt 20% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%. 

Công thức 4: Bột cá khô 27% + Bột đậu nành 25% + Bột khô dừa 5% + Cám gạo 25% + Bột mì 15% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%.

Công thức 5: Bột cá khô 25% + Bột ruốc 17% + Cám gạo 35% + Bột gạo lứt 20% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%.

Công thức 6: Bột cá khô 25% + Bột đậu nành 23% + Bột khô dừa 5% + Cám gạo 30% + Bột mì 14% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%.

2.Quy trình sản xuất:

Để riêng nguyên liệu giàu protein (cá khô, ruốc khô) và nguyên liêu giàu tinh bột (gạo, mì, đậu nành, khô dừa).

– Bước 1 (nghiền): Với nguyên liệu giàu protein (cá khô, ruốc khô) đem sấy (phơi khô), sau đó sàng để loại bỏ tạp chất, rác bẩn, tiếp theo cho vào máy để nghiền. Với nguyên liêu giàu tinh bột (gạo, mì, đậu nành, khô dừa) đem nghiền trực tiếp.

Bà con dùng Máy băm nghiền đa năng 3A2,2Kw phễu tròn 220V để nghiền các nguyên liệu trên như: gạo, mì, đậu nành, khô dừa,..thành bột mịn

máy chế biến thức ăn chăn nuôi 3a

– Bước 2 (trộn): Các nguyên liệu trên sau khi đã nghiền, đem trộn lẫn với nhau cùng với các chất phụ gia (premix, chất kết dính…). Bà con dùng Máy trộn thức ăn gia súc 3A3Kw 220V để trộn đều các nguyên liệu trên.

Kỹ thuật chế biến thức ăn nuôi tôm

– Bước 3 (tạo viên): Ba hỗn hợp trên sau khi trộn với nhau được cho vào Máy ép cám viên thủy sản 3A7,5Kw (cấp liệu bán tự động) để tạo viên.

– Bước 4 (sấy hoặc phơi): Đem sản phẩm đã tạo viên sấy (hoặc phơi) và bảo quản sử dụng cho tôm ăn.

– Các công đoạn chế biến: tùy vào từng loại nguyên liệu nghiền riêng để lấy độ mịn 0,7-0,8mm, sau đó đưa nguyên liệu được cân chính xác theo tỷ lệ trong công thức chế biến đưa vào máy trộn theo thứ tự (nguyên liệu có khối lượng lớn trộn trước, nguyên liệu khối nhỏ tiếp sau). Riêng premix khoáng, premix vitamin, các phụ gia được trộn đều ở bên ngoài, sau đó đưa vào máy trộn chung. Còn các bột làm bằng chất kết dính như bột mì, bột sắn, bột gạo được nấu chín riêng, sau đó trộn với các nguyên liệu khô cùng với các nguyên liệu dạng lỏng như dầu gan cá. Toàn bộ hỗn hợp thức ăn sau khi đã trộn đều được đưa sang máy tạo viên. Sau đó, các viên thức ăn được đưa vào lò sấy ở nhiệt độ 50-60 độ C, sấy cho đến khi độ ẩm nhỏ hơn hoặc bằng 10%. Rồi các viên thức ăn đưa sang thiết bị sửa viên đẻ phân cỡ thức ăn. Khâu cuối cùng la đóng gói sản phẩm.

Đối với thức ăn dạng tươi: công nghệ chế biến dạng này đơn giản hơn. Đầu tiên, các nguyên liệu khô được nghiền riêng từng loại. Sau khi xay nguyên liệu tươi (cá tạp tươi hoặc đã nấu chín), các nguyên liệu khô được cân chính xác theo từng hàm lượng của công thức rồi đưa vào máy trộn theo tuần tự (nguyên liệu có khối lượng % lớn trộn trước). Sau đó, nguyên liệu trộn xong có độ ẩm thích hợp 35-40 độ C được đưa vào máy đùn ép tạo thành sợi hoặc dạng viên.

Chất lượng thức ăn sản xuất theo các quy trình sản xuất này được đánh giá gần tương đương với thức ăn công nghiệp của các xí nghiệp thức ăn thủy sản trong nước, trong khi đó mức chi phí thấp hơn khoảng 1,4 – 1,6 lần so với thức ăn công nghiệp.

Thương hiệu 3A, Tuấn Tú là đơn vị đi đầu về lĩnh vực chế tạo và cung cấp máy nông nghiệp, thiết bị xử lý môi trường, máy chăn nuôi hàng đầu tại Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục Giỏ Hàng Trang Chủ Tin tức