Chia sẻ kỹ thuật chăn nuôi gà đẻ trứng từ A đến Z
Nhận thấy tiềm năng lớn, không phải phụ thuộc thương lái như mô hình nuôi gà lấy thịt, do vậy mà nhiều hộ nông dân hiện nay đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi gà lấy trứng. Vậy kỹ thuật chăn nuôi gà đẻ trứng có khó không? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn điều đó.
1. Hướng dẫn chuyển gà lên chuồng đẻ
Gà bước sang giai đoạn chuẩn bị đẻ cần phải được chăm sóc kỹ lưỡng hơn, khắt khe hơn. Từ cách làm chuồng nuôi gà đẻ trứng cần phải đảm bảo sự rộng rãi, thoáng mát cho đến ánh sáng phù hợp, khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, thực phẩm và nước uống cũng được phải đảm bảo yêu cầu cho gà đẻ. Chỉ khi đáp ứng được những yêu cầu đó thì tỉ lệ trứng mới đạt mức cao.
Thời điểm thích hợp mà bà con thực hiện việc chuyển gà lên chuồng đẻ là vào chiều mát hoặc buổi tối. Đặc biệt, yêu cầu thời gian vận chuyển càng nhanh càng tốt vì theo như một số nghiên cứu chứng minh rằng gà dễ bị stress khi chuyển sang chuồng mới.
Trước thời điểm gà đẻ hai tuần bà con cần chuyển sang hết chuồng mới dù là gà trống hay gà mái. Bởi đây là khoảng thời gian giúp cho gà có thể làm quen với chuồng trại mới và cũng để phục hồi được thể trạng, đảm bảo sức khỏe sinh sản một cách tốt nhất.
Ánh sáng là yếu tố mà bà con cần phải quan tâm trước khi chuyển gà 2 tuần qua chuồng mới. Theo đó, ánh sáng của chuồng mới phải tương đương với chuồng cũ, có như vậy gà mới dễ thích ứng dần và làm quen nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó trước khi chuyển gà 3 ngày bà con cần đảm bảo tăng cường thêm lượng vitamin trong khẩu phần ăn cho gà đẻ trứng, qua đó cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ngăn chặn tối đa hiện tượng gà bị stress khi chưa quen với nơi ở mới.
Khi chuyển qua chuồng mới dù là ban đêm bà con cũng cần phải đảm bảo nước và thức ăn luôn có sẵn ở trong máng. Ngoài ra, việc quét dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ cũng sẽ giúp gà nhanh thích nghi hơn.
2. Mật độ nuôi phù hợp
Dù là kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng thả vườn hay nuôi nhốt chuồng thì mật độ nuôi cũng là vấn đề rất quan trọng buộc người nông dân không được lơ là. Đối với gà đẻ yêu cầu phải có một không gian đủ rộng lớn, nếu diện tích quá hẹp sẽ làm sức khỏe của gà không được đảm bảo, chúng rất dễ bị mắc bệnh và lây lan khắp cả đàn gà, dẫn đến thiệt hại kinh tế là không hề nhỏ chút nào.
Ngoài ra, mật độ máng ăn và máng uống cho gà cũng rất quan trọng. Bởi nếu bố trí quá dày sẽ gây lãng phí tiền bạc, gà sẽ không có quá nhiều diện tích để đi lại vui chơi. Ngược lại, nếu bố trí lượng máng ăn, máng uống quá ít sẽ khiến gà bị gói, đẻ trứng không đều và chất lượng không đạt yêu cầu.
Để xác định mật độ nuôi gà thích hợp bà con cần lưu ý đến hai yếu tố đó là thời tiết và điều kiện môi trường. Giả sử vào mùa đông thời tiết hanh khô thì bà con có thể nuôi gà trên sàn ở mật độ cao. Ngược lại, nếu trong điều kiện thời tiết nóng ẩm thì nuôi gà trên nên đòi hỏi cần phải được giãn cách theo mật độ vừa phải, lý tưởng là 3 đến 3.5 con/m2.
Bên cạnh đó bà con cũng có thể chia gà thành các ô nuôi rồi sau đó cho từ 300 đến 500 con vào một ô chuồng. Đây là kỹ thuật chăn nuôi gà đẻ trứng cực kỳ khoa học, bởi nó không xảy ra tình trạng dồn gà vào một khu vực nào đó quá đông, chỗ quá chật chỗ lại để không. Chưa hết, cách chia ô này cũng giúp bà con phân chia thức ăn, nước uống theo máng đều nhau, đảm bảo tất cả đàn gà đều được ăn, uống no đủ. Trường hợp không chia ô gà sẽ tập trung vào chỗ đầu chuồng, thức ăn và nước uống ở khu vực đó sẽ không cung cấp đủ cho gà.
3. Máng ăn, máng uống
Máng ăn, máng uống là vật dụng để đựng thức ăn và nước uống cho gà. Vậy nên yêu cầu chúng phải được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày và luôn khô ráo. Vào mùa hè thời tiết nắng nóng, nhu cầu thức ăn và nước uống của gà nhiều hơn, do đó bà con nên tăng cường thêm nhiều máng ăn và máng uống. Ngược lại, vào mùa đông thời tiết lạnh có thể giảm số lượng máng đi.
4. Nước uống cho gà đẻ
Một trong những cách nuôi gà đẻ trứng đều, năng suất cao đó là cung cấp nước đầy đủ và sạch sẽ cho chúng. Thực tế, không có quá nhiều người quan tâm đến vấn đề này, họ cho gà uống nước bẩn, nước lã mà không thể ngờ được rằng đó lại chính là nguyên nhân khiến gà bị nhiễm bệnh và làm thiệt hại kinh tế rất lớn. Cần phải nhớ rằng, lượng nước cho gà tuy không cần nhiều nhưng nó phải đảm bảo sạch, mát, từ đó kích thích gà ăn nhiều hơn, hỗ trợ hệ tiêu hóa của gà làm việc tốt hơn.
5. Thức ăn cho gà
Ngay từ giai đoạn chuyển gà lên chuồng đẻ là bà con đã cần phải áp dụng chế độ ăn riêng biệt cho gà đẻ trứng. Lời khuyên dành cho bạn là nên thay đổi thức ăn mới, thơm ngon hơn, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn để kích thích vị giác của gà.
Khẩu phần thức ăn của gà cần có những gì?
Năng lượng: Vì vừa vận chuyển gà nên chúng sẽ dễ bị stress và giai đoạn đầu ăn ít. Bà con cần chú ý đảm bảo năng lượng trong khẩu phần ăn hằng ngày của chúng phải tỉ lệ nghịch với nhiệt độ ở trong chuồng. Có nghĩa là khi nhiệt độ trong chuồng càng cao thì nhu cầu năng lượng trong thức ăn của gà cũng sẽ giảm đi và ngược lại.
Protein và axit amin: Đây đều là những chất cần thiết tham gia vào quá trình trao đổi chất và quá trình sống của gà. Bên cạnh đó, nó còn có lợi trong việc bảo vệ cơ thể gà, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tinh trùng và trứng. Một số loại thực phẩm có chứa nhiều protein mà bà con có thể cân nhắc sử dụng khi chế biến thức ăn cho gà như bột cá, bột thịt, bột tôm, tép,… với thành phần đạm động vật và đậu xanh, đậu nành, đậu phộng,… với thành phần là đạm thực vật.
Canxi – Photpho: Nhu cầu canxi thường tỉ lệ thuận với độ tuổi của gà và củng tỉ lệ thuận với năng suất đẻ. Khi gà đẻ càng nhiều, tuổi càng lớn thì nhu cầu về canxi lại càng nhiều. Còn nhu cầu phốt pho thì ngược lại với canxi. Sau thời kỳ đẻ trứng, gà sẽ không còn hấp thu được quá nhiều photpho như trước đây nữa.
Nguyên tố vi lượng và vitamin: Tỉ lệ nở và nuôi gà sống có cao hay không được quyết định khá nhiều bởi hai thành phần này. Đó là lý do vì sao khi phối trộn thức ăn cho gà hay mua thức ăn công nghiệp bà con cần phải quan tâm đến hai thành phần này nhiều hơn.
Công thức thức ăn cho gà đẻ trứng
Tùy theo mỗi giai đoạn gà đẻ trứng khác nhau mà thức ăn cho gà sẽ có sự thay đổi khác nhau. Cụ thể như sau:
+ Giai đoạn hậu bị
Đây là lúc gà được 10 đến 21 tuần tuổi và cũng là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà. Bà con cần chú ý đến chế độ ăn uống và chăm sóc, tiêm vắc xin đầy đủ cho gà để đảm bảo đàn gà được khỏe mạnh.
Cách nuôi gà đẻ trứng đều đó là trong giai đoạn hậu bị cần duy trì chế độ ăn từ 45 đến 50 gram thức ăn/ngày/con. Đến tuần thứ 7 thì tăng khẩu phần ăn lên tầm 3 đến 4gram/ngày/con. Đến khi gà được 17 đến 21 tuần tuổi mà gà vẫn chậm phát dục thì bà con nên tăng thêm lượng vitamin vào thức ăn để bồi dưỡng cho gà.
+ Giai đoạn sinh sản
Lúc này gà đã bước sang giai đoạn 21 tuần tuổi, bà con cần chú ý đến chế độ ăn và làm ổ đẻ cho chúng. Trước khi thả gà vào từ 2 đến 3 tuần phải dọn dẹp vệ sinh chuồng sạch sẽ. Thắp đèn điện và bổ sung thêm ánh sáng vào ban đêm, đảm bảo mỗi ngày duy trì được 16 giờ chiếu sáng.
Giai đoạn này gà đã bắt đầu đẻ trứng, bà con cần đảm bảo khẩu phần ăn ở mức 100gram/ngày/con. Về sau cần phải tăng dần lên 110 gram và 120gram/ngày/con. Ngoài ra, bà con cũng nên bổ sung thêm bột đá, vỏ sò gấp 3 đến 4 lần bình thường để kích thích khả năng tạo vỏ trứng gà. Để tăng khả năng sinh sản cần thêm 7 đến 10% thóc mầm trong thức ăn cho gà.
Cách chế biến thức ăn cho gà đẻ trứng trên thực tế không có quá nhiều khác biệt so với cách chế biến thức ăn nuôi gà thịt. Theo đó bà con có thể sử dụng các nguồn thức ăn như sau:
Tận dụng nguồn thức ăn phụ phẩm, nông nghiệp như khoai lang, bắp, gạo, thóc,… tại địa phương để tiết kiệm chi phí hơn so với việc dùng thức ăn công nghiệp. Và để giúp cho gà tiêu hóa dễ hơn thì bà con hãy nghiền nhỏ các nguyên liệu này rồi ép thành viên cho gà ăn bằng cách sử dụng máy ép viên thức ăn gia súc 3A30Kw.
Rau xanh, bèo tây, rau muống, chuối cây… đều là những loại thức ăn có thể tận dụng để cho gà ăn liên tục, đặc biệt là khi bà con áp dụng mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng thả vườn. Với chiếc Máy băm nghiền đa năng 3A1,5Kw (Động cơ rời) mỗi giờ có thể nghiền được đến 200kg nguyên liệu như chuối cây, rau muống, bèo tây,… thì việc có được nguồn thức ăn chất lượng để cho gà là chuyện không còn quá khó khăn. Bà con cũng có thể yên tâm vì với cách chế biến bằng máy như thế này thì thức ăn cho gà tuyệt đối sẽ không bị mất đi hàm lượng dinh dưỡng nhé.
Để gà đẻ trứng sai bà con đừng quên bổ sung thêm từ 1.5 đến 2% protein vào khẩu phần ăn của gà. Ngoài một số thức ăn có chứa nhiều thành phần protein mà chúng tôi kể trên bà con có thể dùng bã đậu, khô lạc,… cũng rất tốt đấy nhé.
Để bổ sung canxi cho gà mái đẻ trứng bà con có thể dùng máy băm nghiền đa năng 3A động cơ Diesel/16Hp để nghiền nhỏ các loại nguyên liệu như vỏ sò, vỏ ốc,… rồi cho gà ăn.
Cần lưu ý mỗi tuần một lần hãy cho đàn gà ăn 1 bữa thịt hoặc cá, tép nghiền nhỏ để bổ sung đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng, giúp gà có sức khỏe và đẻ sai hơn.
Ngoài ra bà con cũng phải tăng cường thêm các thành phần như vitamin, ACID Pantothenic, ACID Folic, Biotin, Choline Clorid,… vào trong thức ăn của gà để đảm bảo mang lại năng suất như ý.
Trường hợp bạn chưa biết nên mua những chiếc máy chế biến thức ăn cho gà đẻ trứng kể trên ở đâu thì hãy đến với công ty CPĐT Tuấn Tú. Không chỉ là đơn vị sáng chế, sản xuất mà chúng tôi còn trực tiếp phân phối sản phẩm ra thị trường mà không qua bất kỳ khâu trung gian nào. Do đó sản phẩm vừa đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, chất lượng và giá cả phải chăng, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.
6. Hướng dẫn chăm sóc gà trống
Kỹ thuật chăn nuôi gà đẻ trứng không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc, quan tâm đến gà mái mà còn phải đặc biệt chú ý đến gà trống. Nếu như gà trống không được khỏe mạnh thì dù gà mái có đẻ trứng sai đến đâu thì chất lượng quả trứng cũng không đảm bảo, có thể là trứng không trống hoặc trống yếu, không nở thành công. Do đó, bà con cần lưu ý hai vấn đề sau để chăm sóc gà trống được tốt nhất:
Khi gà trống được 21 đến 22 tuần tuổi thì có thể đạp mái được. Khả năng của chúng thành thục sớm hơn so với gà mái. Có thể áp dụng tỉ lệ ghép trống mái là 1/8 – 1/9.
Không cần phải có quá nhiều gà trống nhưng đã chọn giống thì phải đảm bảo con cao to, khỏe. Trường hợp gà trống ngả màu, nhút nhát, không đạp mái, hay đậu hoặc nằm trên nóc và trong ổ đẻ thì cần phải loại bỏ, bởi nếu để lại thì nó chỉ gây cản trở đến các con trống khỏe khác, làm vỡ trứng ở trong ổ và tốn thêm thức ăn, ảnh hưởng đến kinh tế.
7. Chuẩn bị ổ đẻ cho gà
Đây chính là nơi mà gà mái sẽ đẻ trứng hằng ngày. Và muốn cho gà đẻ trứng nhiều thì cần chuẩn bị ổ đẻ nhiều, tránh tình trạng các con gà tranh nhau chỗ đẻ gây vỡ trứng. Ngoài ra, việc bố trí các ổ đẻ trong chuồng cũng cần phải thật đều. Nên đặt ở giữa chuồng để gà mái di chuyển đến ổ đẻ được tiện lợi hơn.
Bà con có thể dùng rơm khô để lót cho ổ đẻ. Đảm bảo giữ gìn ổ đẻ của gà thật sạch sẽ, khô thoáng, tránh gây tổn thương trứng và gà khi đẻ. Đối với cửa vào ổ đẻ nên hướng về phía có bóng râm để thu hút gà mái vào đẻ nhiều ơn, tránh trường hợp để gà đẻ ra ngoài nền dễ gây vỡ trứng.
8. Thu nhặt và bảo quản trứng giống
Thu nhặt trứng là công việc cần phải làm hằng ngày, nếu quá bận thì ít nhất sau 4 ngày bạn cần phải đi thu trứng một lần. Việc cố tình để trứng quá lâu mới thu nhặt thì khi đó gà đẻ số lượng quá nhiều dẫn đến tình trạng bị vỡ hoặc nhiệt độ nóng gây ảnh hưởng đến chất lượng của trứng giống.