Kỹ thuật chăn nuôi cá trắm cỏ

Kỹ thuật chăn nuôi cá trắm cỏ nhanh lớn mau thu hoạch

Cá trắm cỏ là một loài thuộc họ cá chép và có ưu điểm là dễ nuôi. Song, không vì vậy mà ai cũng thành công với mô hình chăn nuôi này. Để đạt hiệu quả cao nhất bà con nên tham khảo tất tần tật kỹ thuật chăn nuôi cá trắm cỏ mà chúng tôi chia sẻ ngay sau đây nhé. 

1. Chuẩn bị gì trước khi nuôi cá trắm cỏ?

+ Tìm hiểu đặc tính của cá trắm cỏ

Muốn tốc độ tăng trưởng của cá trắm cỏ đạt như ý thì trước hết bà con cần phải nắm rõ đặc tính của loài vật này. Theo đó, cá trắm cỏ còn có tên gọi khác là cá trắm trắng, một loài cá sống ở nước ngọt, ưa nước sạch. Khi cá trưởng thành có thể đạt được chiều dài khoảng 2m và trọng lượng lên đến 40kg. Chính bởi đặc tính dễ nuôi lại mau lớn nên dù thịt không ngon bằng cá trắm đen thì nhiều hộ nông dân vẫn lựa chọn mô hình chăn nuôi này, nó đảm bảo mang lại hiệu quả khá cao.

Về đặc điểm sinh học thì cá trắm cỏ với thân hình trụ dài, bụng tròn nhỏ lùi dần về phía đuôi. Thông thường, chiều dài của thân cá trắm cỏ có thể gấp 3 đến 4 lần so với chiều rộng và chiều cao của chính nó. Phần miệng cá tròn, không có râu, hàm trên cũng rộng hơn hàm dưới để tạo thành hình vòng cung. Các nếp khác lại mang màu hồng nhạt. So với những loài cá khác thì cá trắm cỏ có mang ngắn và ít nếp gấp hơn, thường chỉ từ 15 đến 19 nếp gấp mà thôi.

Kỹ thuật chăn nuôi cá trắm cỏ

Trên mình cá trắm cỏ có khoảng 3 màu. Toàn bộ phận hông là màu vàng xen kẽ với màu lục nhìn không quá rõ ràng. Mỗi khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào thì chúng ta mới dễ dàng nhìn ra được 2 màu sắc này. Phần dọc sống lưng của cá có màu nâu sẫm, còn phần dưới bụng là màu xám nhạt. 

Đối với người không chuyên sẽ khó nhận biết được cá trắm cỏ, bởi nó có nhiều điểm tương đồng với cá chép. Vậy nên, muốn chăn nuôi cá trắm cỏ hiệu quả bà con phải nắm rõ đặc điểm nhận biết của cá như trên. 

Nhiều người thắc mắc không biết cá trắm cỏ thích ăn gì nhất, trên thực tế trong tự nhiên loài cá này hay ăn cỏ, rong nước hay động vật phù du trong nước như tép, cá vụn,… Còn nếu nuôi trực tiếp thì bà con thường dùng thức ăn công nghiệp hay tự sản xuất thức ăn cho cá, dùng các sản phẩm còn thừa trong quá trình làm ngũ cốc để cho cá ăn. 

+ Chuẩn bị ao nuôi cá trắm cỏ

Năng suất chăn nuôi cá trắm cỏ cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào quá trình xây dựng ao nuôi. Còn tùy theo điều kiện của mỗi hộ chăn nuôi mà diện tích ao hồ nuôi cá khoảng từ 300 đến 1000m2. Vì cá trắm cỏ là loài ưa nước sạch nên môi trường ao nuôi cá phải được thoáng đãng. Trường hợp có nước tù đọng thì phải tát cho cạn rồi rải vôi để khử trùng, tránh lây nhiễm bệnh cho đàn cá. Còn với phần bờ ao phải được nạo vét bùn dưới đáy ao, chỉ để lại một lớp dày khoảng 20cm là được. 

Mực nước trong ao nuôi cá cũng đòi hỏi phải đạt được tiêu chuẩn nhất định. Dù nước quá cạn hoặc quá sâu thì nó cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của cá. Cách tốt nhất bà con nên đảm bảo độ sâu ao nuôi từ 1 đến 1.2m là được. Ngoài ra, bờ tường cũng không được để cho nước thất thoát ra ngoài.

Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ

Hằng năm sau khi thu hoạch cá bạn cần phải tu sửa ao nuôi cẩn thận, tát cạn nước trong ao cũ, nhổ bỏ cỏ dại và nạo vét bùn còn đọng trong ao. Rắc vôi bột quanh đáy ao nhằm mục đích tiêu diệt hết mầm mống có nguy cơ gây bệnh cho cá. Trung bình, cứ khoảng 100m2 thì nên rải chừng 10kg vôi. Sau khi đã rải vôi xong thì hãy phơi nắng ao trong thời gian từ 3 đến 7 ngày cho mùn phân hủy hết rồi mới được bơm nước mới vào. 

Khi lấy nước vào đáy ao hộ nông dân cần lưu ý phải là nước sạch, không bị tù đọng và đảm bảo độ pH ở mức 6.5 để an toàn cho mọi người. Để tránh cá tạp xâm nhập vào gây ảnh hưởng đến môi trường sống của cá trắm cỏ tốt nhất khi tát nước bà con cũng nên giăng lưới mắc nhỏ. Sau khi thả cá được bà ngày bà con hãy bón từ 20 đến 30kg phân chuồng ủ mục khắp ao để làm thức ăn cho cá. 

2. Hướng dẫn chăn nuôi cá trắm cỏ

+ Thả cá giống

Khi mua cá trắm cỏ giống bà con cần tìm đến trại giống uy tín, đảm bảo cá có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bởi nếu đơn vị cung cấp cá giống kém chất lượng thì dù áp dụng quy trình chăn nuôi đúng kỹ thuật thì hiệu quả mang lại cũng không được như ý, thậm chí nó còn gây thiệt hại đến kinh tế của bạn. 

Đối với cá trắm cỏ giống bà con nên tránh những con cá còi cọc và ưu tiên những con cá khỏe mạnh. Trường hợp nuôi lồng thì sau khi lũ rút hoặc ở thời điểm mùa xuân độ tháng 2, tháng 3 thì nên thả cá. Vốn dĩ tốc độ lớn của cá trắm rất nhanh nên chỉ khoảng 6 tháng là bạn nên tỉa bớt và 1 năm sau thì thu hoạch được hết. Mật độ nuôi cá trắm cỏ phù hợp là từ 30 đến 35 con/m3 nước. 

cá trắm cỏ giống

Bà con cần lưu ý khi thả cá trắm cỏ tuyệt đối không được thả trực tiếp xuống ao hồ mà nên cho túi đựng cá xuống nước để giúp cân bằng nhiệt độ. Đợi chừng 15 phút sau đó thì hãy mở miệng túi để cho cá bơi ra ngoài. Thời điểm thích hợp để thả cá trong ngày là vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, trời quang mây tạnh, tránh thả cá lúc trưa nắng gắt. 

Muốn giảm tỷ lệ mắc ký sinh trùng hay nấm gây bệnh cho cá trắm cỏ thì các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên cho bà con đó là sục khí oxi cho cá giống rồi ngâm trong thuốc tím hoặc nước muỗng pha loãng tầm 5 phút. Sau khi hoàn thành bước này mới được thả cá xuống ao. 

+ Cá trắm cỏ ăn gì?

Sở dĩ nhiều người nói kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ giống đơn giản một phần là do thức ăn của cá trắm cỏ rất đa dạng và dễ tìm. Phần lớn loài cá này ăn các loại thức ăn như cỏ, rong, bèo ở trong nước hay lá bắp, lá khoai mì,… Bên cạnh đó, chúng cũng có thể ăn được những sinh vật nhỏ, phù du sống ở trong nước. 

Nếu như việc nuôi cá trắm cỏ bằng thức ăn công nghiệp hoàn toàn khiến các hộ nông dân tiêu tốn rất nhiều chi phí, lợi nhuận không cao thì hiện nay có nhiều gia đình đã chọn cách cho cá trắm cỏ ăn thêm cám ngô hay trồng thêm cỏ để cho cá ăn mau lớn hơn. 

 Kỹ thuật chăn nuôi cá trắm cỏ

Đối với cá trắm cỏ mới thả thì thức ăn cho cá phải được chế biến trước. Tùy theo độ lớn của cá ra sao mà bà con áp dụng cách chế biến thức ăn cho trắm cỏ như thế nào để đảm bảo vừa miệng chúng. Ngoài ra, sau mỗi lần do ăn bà con nên kiểm tra và dọn sạch vụn thức ăn còn sót lại để đảm bảo nước ở trong hồ luôn sạch, không bị lắng cặn bẩn. 

Mỗi loại thức ăn cho cá trắm cỏ đều có quy định về khối lượng riêng. Giả sử thức ăn là lá khoai, chuối thì cho khoảng 30 đến 40% trọng lượng số cá thả vào trong ao, rong bèo là 60%. Ngoài ra bà con cũng có thể tự trộn thêm thức ăn tinh bột như cám ngô, cám gạo vào trong khẩu phần thức ăn của cá nhằm mục đích vỗ béo cho chúng. Tuy nhiên nên nhớ chỉ cho khoảng 2% tổng trọng lượng cá ở trong hồ thôi nhé. 

+ Cách chế biến thức ăn cho cá trắm cỏ

Để chế biến thức ăn cho cá trắm cỏ bà con nên trang bị chiếc máy ép viên thức ăn trục đứng 3A30Kw. Loại máy này cho phép nghiền được nhiều nguyên liệu khác nhau như bột cá, hạt ngô, hạt đỗ tương, cám,… để làm thức ăn cho cá hiệu quả hơn. 

Tính năng của máy ép cám viên nổi 3A16Hp đó là có thể ép được nguyên liệu dạng hạt và dạng bột. Vì vậy bà con nông dân có thể chủ động được nguồn thức ăn cho cá. Chẳng hạn như bà con có thể tự chọn loại cám viên và pha trộn lượng dinh dưỡng phù hợp với cá trắm cỏ. Sau khi trộn xong thì đưa vào máy ép cám nổi 3A16Hp để ép thành viên cám cho cá ăn. Ngoài ra, thiết bị này cũng có thể sử dụng để ép cám viên nhiều loại nguyên liệu khác cho cá nữa như cám gạo, cám sắn, hạt ngô, cá tươi, cua, ốc, rau xanh,…

Khi chế biến thức ăn cho cá dạng bột thì bà con nên chuẩn bị các loại như bột cá, bột ngô, bột đỗ tương,… và phối trộn theo công thức nhất định, đảm bảo hỗn hợp cám đạt độ ẩm từ 15 đến 20%. Có thể kiểm tra bằng cách nắm cám vào tay và không bị tơi ra hay cám bám chặt vào tay mà không bị chảy nước nghĩa là đã đúng quy định. 

Máy ép viên nổi 16Hp

Khi chế biến thức ăn cho cá dạng hạt thì trước hết bà con hãy ngâm nguyên liệu trong nước với thời gian từ 30 đến 60 phút để giúp các hạt mềm hơn. Sau khi lấy ra để ráo nước thì mới đem vào ép cám. 

Ngoài việc nuôi cá trắm cỏ bằng cám, nhiều bà con còn chọn nuôi nuôi cá trắm cỏ bằng cây chuối, cỏ, rong bèo,… Với những loại thức ăn này thì bà con nên sử dụng loại máy băm nghiền đa năng 3A như máy băm chuối, nghiền ngô đa năng 3A1,5Kw, máy băm nghiền đa năng 3A động cơ Diesel/16Hp,… Những thiết bị này vừa có công dụng nghiền cám, vừa cho phép băm nhuyễn các loại nguyên liệu khác nhau để phục vụ tốt nhu cầu chăn nuôi cá của nhiều hộ gia đình. 

+ Kinh nghiệm cho cá trắm cỏ ăn

Lựa chọn và chế biến thức ăn đúng cách là chưa đủ, kỹ thuật chăn nuôi cá trắm cỏ hiệu quả cũng cần phải áp dụng kỹ thuật cho cá ăn. Theo đó, bà con cần lưu ý những vấn đề như sau:
Muốn giảm chi phí chăn nuôi bà con có thể thêm tôm, tép nhỏ hoặc trồng cỏ, băm cây chuối để làm thức ăn cho cá.
Mỗi ngày nên chia thành nhiều bữa để cho cá ăn, đảm bảo tất cả cá trong ao đều được cung cấp đầy đủ thức ăn. 

Cần phải theo dõi màu nước và mức tiêu thụ thức ăn của cá để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Lượng thức ăn cho cá cũng phải được tăng dần theo sự phát triển của cá. 
Để đảm bảo môi trường sống của cá tốt nhất thì phải vớt cỏ, lá già và thức ăn thừa ở trong lồng trước mỗi lần cho cá ăn. 

3. Kỹ thuật chăm sóc cá trắm cỏ nhanh lớn

+ Lưu ý trong quá trình nuôi cá

Bà con phải thường xuyên kiểm tra bờ, ao để xem mực nước lên xuống và màu nước trong ao để kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra. 

Buổi sáng mỗi ngày phải thăm ao để xem có cá nổi lên trong một thời gian dài thì phải kịp thời bơm thêm oxi vào trong ao. Bởi khi cá nổi lên có thể là do lượng oxi trong ao hồ nuôi cá bị thiếu. 

Định kỳ hàng tháng, hàng năm hoặc 2 năm cần phải rải vôi để làm sạch nước trong ao nuôi. 

+ Bệnh tật ở cá trắm cỏ

Trong quá trình nuôi có thể vì bà con áp dụng không đúng kỹ thuật chăn nuôi cá trắm cỏ hoặc do điều kiện thời tiết, một vài yếu tố tác động nào đó khiến cá bị nhiễm bệnh. Nếu không kịp thời xử lý nó có thể khiến cho cả hồ bị mất trắng. Vậy nên bà con hãy lưu ý một số bệnh thường gặp dưới đây ở cá trắm cỏ và tìm cách khắc phục hiệu quả tránh gây thiệt hại kinh tế.

Bệnh đốm đỏ

Đây là một bệnh truyền nhiễm khá phổ biến ở cá trắm cỏ và thực tế đã gây thiệt hại không nhỏ đến các hộ chăn nuôi. Ban đầu khi mới mắc bệnh cá có biểu hiện là bỏ ăn, lượng thức ăn trong ao hồ nuôi đột nhiên còn nhiều. Quan sát thấy cá bơi lờ đờ trên mặt nước, nhìn kỹ sẽ thấy trên thân cá có nhiều vết loét đỏ, vảy cá rụng nhiều. 

Trong trường hợp cá bị nặng thì bộ phận vây cá bị cụt dần và chảy máu. Những vết lở loét xuất hiện ngày một nhiều và ăn sâu vào cơ thể. Cá bắt đầu bốc mùi khó chịu, nấm và ký sinh trùng cũng xuất hiện nhiều hơn gây trương phình bụng cá. Cuối cùng mắt cá sẽ chuyển sang đục ngầu.
Bệnh đốm đỏ dễ lây lan và gây ảnh hưởng đến toàn bộ hồ cá. Vậy nên việc phòng bệnh là điều mà bà con cần phải quan tâm khắt khe. Hãy loại bỏ những con cá bị bệnh, mất khả năng ăn uống. Ngoài ra, cần sử dụng thuốc KN-04-12 do viện nghiên cứu môi trường thủy sản cung cấp để giúp phòng ngừa căn bệnh này ở cá trắm cỏ hiệu quả hơn. 

Bệnh xuất huyết

Cũng như bệnh đốm đỏ, bệnh xuất huyết cũng rất nguy hiểm với cá trắm cỏ. Thậm chí, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị loại bệnh này. Vì thế mà công tác phòng ngừa bệnh cần được bà con lưu ý ngay từ giai đoạn bắt đầu nuôi cá. 

Nguyên nhân gây nên bệnh xuất huyết ở cá l&agrave

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục Giỏ Hàng Trang Chủ Tin tức