Chế biến bột cá làm thức ăn chăn nuôi

Bột cá là thành phần quan trọng không thể thiếu trong chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc và nuôi thủy sản. Để tự chế biến thức ăn chăn nuôi tại hộ gia đình và trang trại, bà con chăn nuôi sử dụng bột cá tự chế là chủ yếu, nhưng việc sản xuất và chế biến bột cá tự chế của bà con đa số chưa đúng kỹ thuật, gây ô nhiễm môi trường và chất lượng sản phẩm không tốt. Ðể khắc phục nhược điểm này, nhà sáng chế Nguyễn Hải Châu đã chế tạo các thiết bị phù hợp và thử nghiệm thành công, công nghệ sản xuất bột cá có chất lượng cao theo quy mô hộ gia đình và trang trại.

* Chế biến bột cá làm thức ăn chăn nuôi – Nguyên liệu:chế biến bột cá làm thức ăn chăn nuôi

– Nguyên liệu cho sản xuất bột cá là sử dụng các loại cá tạp như: cá đù, cá hồng, cá phèn, cá mối, cá mó, cá dìa, cá trích, cá chỉ vàng, cá bò gai, cá nục, cá rô phi…

– Bảo quản nguyên liệu:

 Cá nguyên liệu tươi bảo quản bằng nước đá + muối. Bảo quản bằng hỗn hợp nước đá + muối 5% có thể giữ tươi cá được 16 ngày. Hỗn hợp nước đá + muối 15% có thể giữ tươi cá nguyên liệu được 30 ngày.

Không bảo quản bằng hỗn hợp muối quá 15%, vì khi chế biến phải tiến hành nhả muối lâu khiến nguyên liệu bị mất nhiều protein, vitamin… làm giảm chất lượng bột cá.

* Chế biến bột cá làm thức ăn chăn nuôi – Thiết bị:

Thiết bị cần thiết cho sản xuất bột cá gồm:

– Thùng to 400 lít dùng để đun nước nhúng cá vào làm chín, năng suất 50kg/mẻ.

Máy cắt cá inox 3A2,2kW. Chạy động cơ 2,2kw nguồn 220v. Năng suất 350kg/h

– Máy ly tâm vắt nước 3A3KW. 200 vòng/phút. Chạy bằng động cơ 3kw nguồn 220v. năng suất 50kg/mẻ.

– Máy đánh tơi 3A3KW năng suất 50 kg/mẻ.  

– Tủ sấy 3A có thể điều chỉnh từ nhiệt độ từ 60 – 120oC, năng suất 100 kg/mẻ.

Máy băm nghiền đa năng 3A2.2KW năng suất 70 kg/giờ.  

* Chế biến bột cá làm thức ăn chăn nuôi

Sơ đồ quy trình công nghệ:

Nguyên liệu —> Xử lý —> Nấu chính —> Ly tâm —> Làm tơi —> Sấy (phơi khô)  —>Nghiền —> Bao gói ./.

Bước 1: Xử lý nguyên liệu:

Nếu cá đang được bảo quản bằng hỗn hợp nước đá + muối cần dùng nước sạch xả muối và tan đá, đến khi hàm lượng muối trong cá ưu < 1%. Xử lý sạch tạp chất. Sau đó đưa cá vào máy băm cắt cá 3A3Kw cắt nhỏ với chiều dày lát cắt 3 – 5cm.

Bước 2: Nấu chín nguyên liệu:

Dùng nồi nấu dung tích 400lít có gắn ròng rọc để điều khiển cần xé cá vào nồi nấu. Cho nguyên liệu vào cần xé, 50kg/mẻ, dùng ròng rọc thả vào nồi nước đang sôi. Tỷ lệ nước nấu/ nguyên liệu = 5/1. Thời gian nấu 2 – 3 phút đến khi có mùi thơm của cá chín.

Bước 3: Ly tâm vắt khô nguyên liệu:

Sử dụng máy ly tâm 200 vòng/phút. Sau khi đã nấu chín cá, đưa cần xé chứa cá vào máy ly tâm 200 vòng/phút. Quay 3-5 phút đến khi không còn nước dịch chảy ra từ vòi thu dịch cá của máy là được. Dịch cá thu được đóng vào can làm thức ăn gia súc.

Bước 4: Làm tơi nguyên liệu:

Đổ cá nguyên liệu từ cần xé vào máy đánh tơi. Cho máy đánh tơi chạy 8-10 phút tới khi nguyên liệu rời ra thành từng mảnh nhỏ.

Bước 5: Sấy nguyên liệu:

Nguyên liệu lấy ra từ máy đánh tơi tãi ra khay lưới, cho vào tủ sấy 80 – 85 độ C trong 7 – 8 giờ. Hoặc phơi nắng đến khô .

Bước 6: nghiền bột và đóng gói:

Nguyên liệu đã qua bước sấy khô được đưa vào máy nghiền đa năng 3A để nghiền nhỏ thành bột. Khi đã thành bột được xả vào túi nilon buộc kín lại. Cho các túi bột cá vào thùng kín tránh côn trùng, chuột bọ phá hoại.

Chất lượng bột cá  

Kết quả cho thấy, sản xuất bột cá theo công nghệ trên có định mức nguyên liệu là 4,5/1, nghĩa là cứ sản xuất 100kg nguyên liệu cá tạp thu được 22kg sản phẩm bột cá và 27kg dịch ly tâm. Sản phẩm có chất lượng khá cao, bột cá tơi, không vón cục, không mốc, có mùi thơm đặc trưng của bột cá, vị ngọt của đạm, có màu vàng nâu nhạt.                                                                                                                                  

Tác giả: Nhà sáng chế Nguyễn Hải Châu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục Giỏ Hàng Trang Chủ Tin tức