6 cách xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn hiệu quả và tiết kiệm
Hiện nay có nhiều cách xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn khác nhau, tuy nhiên trong bài viết sau đây chúng tôi chỉ giới thiệu những phương pháp đang được ứng dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất.
1. Xử lý chất thải chăn nuôi lợn bằng biogas
Ở nước ta, việc dùng hầm biogas hay còn gọi là hầm phân hủy yếm khí là giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi vô cùng phổ biến. Giải pháp này giúp hạn chế được lượng chất thải trong chăn nuôi bị xả ra ngoài môi trường. Đồng thời, nó cũng giúp chuyển hóa nhiều khí độc hại như CH4, CO2, HS2,… và thay thế nhiên liệu đốt, điện năng chiếu sáng hiệu quả. Việc sử dụng cặn ở trong hầm biogas có thể dùng để làm phân bón giúp cây trồng phát triển tốt, đạt năng suất cao và cải thiện được tình trạng đất hiệu quả.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia chia sẻ việc sử dụng hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn bằng hầm biogas dù làm giảm chất hữu cơ trong chất thải chăn nuôi và ít mùi hơn, nhưng nó không thể nào giải quyết được các vấn đề về việc ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy mà khi sử dụng phương pháp này bà con còn phải dùng thêm bể Anoxic, Aerotank, bể lắng sinh học,…
2. Xử lý phân chăn nuôi lợn bằng thực vật
Đây cũng được xem là cách xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn vô cùng hiệu quả, thân thiện với môi trường và đặc biệt là còn giúp làm đẹp cảnh quan, tiết kiệm chi phí. So với những phương pháp xử lý phân chăn nuôi khác thì hình thức này khá đơn giản, bà con cũng có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương.
Cụ thể quy trình này như sau: Bà con cho nguồn nước thải đi qua song chắn rác rồi giữ lại chất thải và rác có kích thước lớn để dẫn vào bể lắng xử lý. Khi nước đã được lắng xong sẽ chuyển sang bể thực vật thủy sinh để phân hủy các chất hữu cơ, vô cơ, từ đó tạo nên các chất dinh dưỡng để thực vật được sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Thông thường, để xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng thực vật người ta hãy dùng bèo tây, dừa nước, thủy trúc, mè vừng, cỏ muỗi,… Đây đều là những thực vật dễ xử lý nước thải nuôi tôm, cá, thủy sản vì trong môi trường ô nhiễm chúng phát triển nhanh và rất dễ tìm.
3. Xử lý chất thải chăn nuôi lợn bằng phương pháp lọc sinh học
Lọc sinh học là công nghệ xử lý chất thải trong chăn nuôi heo, bò được phát triển sau biogas và nó được đánh giá là đem lại hiệu quả vô cùng tích cực, có tính ứng dụng thực tế cao vì dễ vận hành và chi phí thấp. Để thực hiện phương pháp này bà con cần trang bị chiếc máy tách phân lợn để tách riêng phần nước và chất thải ra riêng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của bà con, các nhà sản xuất cũng cho ra đời nhiều loại máy tách phân lợn khác nhau. Trong đó hai sản phẩm phổ biến và cũng là lựa chọn được nhiều chuyên gia cũng như người dùng đánh giá cao nhất hiện nay phải kể đến đó là:
+ Máy ép phân lợn, bò 3A
Máy ép phân lợn, bò 3A là loại máy tách ép chất thải chăn nuôi ra khỏi phần nước để thu được khối lượng chất rắn cao nhất nhằm mục đích làm phân vi sinh hay làm phân hữu cơ. Hiện nay, vấn nạn mùi hôi thối ở các trang trại chăn nuôi trong cả nước khiến nhiều người phải đau đầu. Trong khi đó, phân lợn, phân gà, phân bò và phân của nhiều loại vật nuôi khác có chất dinh dưỡng vô cùng dồi dào. Nếu được trải qua quá trình xử lý tốt thì nó có thể coi là giải pháp giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh hơn hẳn so với việc dùng phân bón hóa học. Ngoài ra, loại phân này còn không gây ra chất độc hại cho môi trường đất.
Máy tách ép phân 3A do công ty CPĐT Tuấn Tú nghiên cứu và sản xuất với chất liệu thép cứng kết hợp tôn tấm nên có khả năng chịu lực cao. Bên ngoài được phủ 3 lớp sơn tránh mọi tác động của điều kiện môi trường, thời tiết khắc nghiệt. Đồng thời, máy còn có thêm 2 động cơ nên luôn duy trì khả năng vận hành ở mức cao, kiểm soát được lượng chất thải ra vào.
Máy ép phân lợn, bò 3A được trang bị 4 bánh xe đa chiều nên việc di chuyển máy không tốn quá nhiều thời gian, công sức. Mỗi giờ máy có thể ép được từ 300 đến 400 kg phân và sản phẩm đầu ra có thể ứng dụng rộng rãi. Đặc biệt, công ty CPĐT Tuấn Tú luôn đặt vấn đề an toàn của người dùng lên trên hết, do đó mà máy được thiết kế thêm phần tủ điện riêng. Nó giúp bà con dễ dàng điều khiển được máy vận hành xuyên suốt.
+ Máy ép phân heo 3A7Kw
Để quản lý chất thải chăn nuôi heo cũng như xử lý nó hiệu quả, tiết kiệm hơn thì bà con cũng có thể sử dụng đến máy 3A7Kw. Việc được áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại giúp máy có thể giải quyết được kịp thời các vấn đề mà bà con đang gặp khó khăn như không đủ diện tích để xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường,…
Máy 3A7Kw với thiết kế nhỏ gọn, ít tốn diện tích. Phần thân máy được thiết kế bởi thép ống, sơn phủ bên ngoài có màu bạc chống gỉ. Riêng bộ phận trục ép của máy và mặt sàng được làm bằng inox nên có khả năng chống gỉ, bền bỉ, hạn chế tối đa sự hao mòn của máy móc.
Trước thực trạng chất thải chăn nuôi như heo, trâu, bò, gà, vịt,… ngày một lớn thì việc không xử lý kịp thời có thể kéo theo các hệ lụy đến sức khỏe con người cũng như môi trường. Trong khi đó, máy ép phân bò, heo 3A7Kw lại dễ dàng tách rẽ phần chất thải rắn và chất lỏng ra riêng , vì vậy mà bà con có thể tận dụng nó để cải thiện đất đai cũng như năng suất cây trồng vô cùng dễ dàng.
Máy tách ép chất thải chăn nuôi 3A7Kw với công suất mạnh mẽ, động cơ với công nghệ truyền lực trực tiếp cho trục chính của máy nên đảm bảo công suất làm việc cao. Trung bình, mỗi giờ máy 3A7Kw có thể tạo ra thành phẩm 300 đến 600kg/h. Điều này giải quyết được lượng phân khổng lồ thải ra hằng ngày của các trang trại. Đặc biệt, phân bón được ép ra từ máy cũng đảm bảo tơi xốp, giúp bà con có thể dễ dàng sử dụng để ủ làm phân hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi giun quế, đóng gói trực tiếp đến bán cho các cơ sở sản xuất phân bón, các chủ trang trại trồng trọt, cải thiện nguồn thu nhập của gia đình. Còn với phần nước phân sẽ được trải qua quá trình lọc sinh học.
Bà con sau khi sử dụng loại máy để lọc phần nước và chất thải ra riêng thì dẫn phần nước thải vào bể thu gom. Kết hợp bể phân hủy thiếu khí với ngăn lắng và lưu lại trong thời gian 4 tiếng. Tiếp tục bơm nước thải lên bể lọc sinh học. Trong quá trình lọc sẽ tuần hoàn khoảng 20 đến 30% về bể lắng. Phần còn lại sẽ được chảy sang ao thủy sinh dạng tùy tiện và lưu nước trong khoảng 10 ngày.
4. Xử lý chất thải chăn nuôi lợn bằng bùn hoạt tính hiếu khí kết hợp thiếu khí
Cách xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn phổ biến của bà con trước đây là bùn hoạt tính. Tuy nhiên, để tăng tính hiệu quả cho phương pháp này thì hiện nay nó được bổ sung thêm ngăn thiếu khí kết hợp xen kẽ các ngăn hiếu khí. Mục đích của việc làm này là để loại bỏ đồng thời chất hữu cơ và nitơ.
Trong quá trình xử lý chất thải chăn nuôi này thì việc nitrat hóa sẽ được thực hiện trong ngăn hiếu khí, còn việc khử nitrat được thực hiện ở ngăn thiếu khí. Nhằm gia tăng hiệu quả của phương pháp này bà con có thể chia dòng ngăn thiếu khí, tận dụng được nguồn cacbon trong nước thải chăn nuôi để phục vụ quá trình khử nitrat. Làm vậy, hiệu quả xử lý nitơ ở trong chất thải nuôi lợn hay gà, các loại gia súc gia cầm khác cũng cao hơn rất nhiều.
5. Xử lý chất thải chăn nuôi lợn bằng phương pháp mương oxy hóa
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ngày càng trở nên trầm trọng thì các công nghệ xử lý chất thải cũng dần được cải tiến hơn. Và việc áp dụng phương pháp mương oxy hóa cũng nằm trong số đó. Thực chất, đây là một dạng thiết bị sục khí kéo dài. Ưu điểm của nó là dễ vận hành, không tốn quá nhiều năng lượng, tạo ra ít bùn nhưng có thể xử lý cả hữu cơ và nitơ trong chất thải chăn nuôi hiệu quả.
Hiện nay, mương oxy hóa được dùng nhiều để xử lý chất thải trong chăn nuôi gà, chăn nuôi heo với quy mô vừa và nhỏ. Với đặc tính khử được nitơ nên một số trang trại lớn hiện cũng đang cân nhắc đến việc phát triển phương pháp này.
6. Xử lý chất thải chăn nuôi lợn bằng đệm lót sinh học
Cách xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn bằng đệm lót sinh học sử dụng các nguyên liệu chính là trấu, mùn cưa và các chế phẩm lên men. Phương pháp này giúp loại bỏ mùi hôi và đồng hóa những chất phức tạp thành chất vô hại với sự tham gia của các vi sinh vật có lợi và yếu tố sinh học.
Đầu tiên bà con sẽ dùng trấu, mùn cưa và nhiều chế phẩm nông sản đem cắt nhỏ ra để làm đệm lót ở trong chuồng nuôi lợn. Sau đó trộn cùng với chế phẩm sinh học để giúp cho môi trường chăn nuôi không bị ô nhiễm cũng như sinh ra chất thải độc hại.
Những chế phẩm sinh học được sử dụng để làm đệm lót trải qua quá trình nghiên cứu và tuyển chọn kỹ lưỡng. Chúng sẽ đem lại cho môi trường các vi sinh vật có lợi, gây ức chế cũng như tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Chính điều này giúp cho chất thải chăn nuôi lợn cũng như phân, nước tiểu không còn ô nhiễm nữa vì đã được phân giải thành hữu cơ. Sử dụng nó để đem bón cho cây trồng vừa đảm bảo năng suất cao, tiết kiệm chi phí sử dụng phân bón hóa học, vừa giúp cải tạo đất hiệu quả.
Với những chia sẻ trên đây bạn đọc có thể nắm rõ 6 cách xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn hiệu quả nhất. Đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn lựa chọn loại máy tách phân lợn để phục vụ quá trình xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả hơn bạn nhé.
Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú
ĐC: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại hỗ trợ khách hàng tại Miền Bắc: 02422050505 – 0914567869
Điện thoại hỗ trợ khách hàng tại Miền Nam: 0945796556 – 0984930099
Website: https://maynhanong.com/
========================
Các bài viết liên quan