Cách ủ phân bò hoai mục để làm phân bón hữu cơ vi sinh

Cách ủ phân bò hoai mục để làm phân bón hữu cơ vi sinh công nghệ mới

Qua thời gian, khi khoa học phát triển kéo theo xu hướng ngành nông nghiệp cũng ngày càng phát triển và bắt đầu áp dụng những công nghệ mới để cải tiến phân hữu cơ truyền trống trước đây. Phân bón hữu cơ vi sinh là một trong những cải tiến mới được ứng dụng phổ biến. Bản chất của loại phân phân này là chế phẩm sinh học chứa những chủng vi sinh vật có lợi cho cây trồng, cho đất và môi trường xung quanh. Để hiểu thêm về loại phân này, cũng như cách ủ phân bò hoai mục để làm phân bón hữu cơ vi sinh, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin tổng quan đến bà con nông dân.

Cách ủ phân bò hoai mục để làm phân bón hữu cơ vi sinh

Phân biệt các loại phân bón hữu cơ

1. Phân bón hữu cơ truyền thống

Phân hữu cơ truyền thống thông dụng nhất được biết đến là phân chuồng (phân gà, heo, trâu, bò, dê, dơi,…); than bùn, rau xanh, củ quả, rơm rạ, thân lá cây,…

Các loại nguyên liệu trên trải qua quá trình ủ cho hoai mục để tạo ra phân bón hữu cơ hoàn toàn tự nhiên, với thành phần đạm, lân và kali tương đối cao. Tuy nhiên, một số nguyên liệu nếu không được xử lý kỹ lưỡng có thể gây tác dụng ngược, dẫn đến hiệu quả thấp.

2. Phân hữu cơ vi sinh vật

Thành phần của  phân vi sinh cũng tương tự như loại phân hữu cơ truyền thống. Điều đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh sẽ được ủ thêm các loại chế phẩm sinh học, men vi sinh vật để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cây và đất. 

Có các loại men vi sinh, chế phẩm thông dụng để ủ phân là nấm đối kháng Trichoderma, chế phẩm EM1 gốc hay EM thứ cấp,… chúng chứa rất nhiều các vi sinh vật có lợi, phục vụ cho những mục đích riêng như: cố  định đạm, phân giải lân, phân giải kali, phân giải xenlulo,…

Lợi ích của việc sử dụng phân bò ủ vi sinh

Trong trồng trọt, phân bón cho cây trồng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc sinh trưởng, phát triển và năng suất mùa vụ. Không phải tự nhiên mà xu hướng hiện nay bà con đang rất chuộng ủ phân bò để làm phân bón hữu cơ vi sinh. Phân bón hữu cơ từ các loại phân chuồng, xác bã thực vật góp phần duy trì tính bền vững cho ngành nông nghiệp. 

Phân vi sinh bón cho lan

Phân bò nói riêng hay các loại chuồng nói chung về cơ bản được tạo thành từ thức ăn tươi như cỏ, rau, củ quả và cám ngũ cốc đã được tiêu hóa. Trong phân bò có chứa nitơ (3%), phốt pho (2%) và kali (1%). Ngoài ra, trong phân bò chứa hàm lượng amoniac cao và nhiều mầm bệnh nguy hiểm nên cần phải xử lý trước khi sử dụng để bón cho cây.

Phân hữu cơ vi sinh từ phân bò mang lại rất nhiều lợi ích cho đất và cây trồng:

  • Phân bò ủ sẽ bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng tự nhiên giúp cây trồng sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất.

  • Trộn phân trộn này vào đất, làm tăng độ mùn, màu mỡ giúp đất trở nên tơi xốp, tăng cường khả năng giữ độ ẩm cho cây, tránh hạn tốt. Đồng thời, giữ độ pH của đất trong trạng thái ổn định.

  • Hạn chế tình trạng thất thoát phân bón do hiện tượng bay hơi hoặc rửa trôi

  • bạn có thể cải thiện khả năng giữ ẩm cho đất. Điều này cho phép bạn giảm số lần tưới, vì rễ cây có thể sử dụng nước và chất dinh dưỡng bổ sung khi cần thiết.

  • Phân bò ủ cùng các loại men vi sinh có lợi sẽ giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng thành dạng dễ hấp thụ không làm cháy rễ, giảm hiện tượng thối rễ ở cây.

  • Sản xuất phân vi sinh từ phân bò cũng tạo ra ít khí nhà kính hơn, khiến cho nó trở nên thân thiện với môi trường hơn.

Cách ủ phân bò hoai mục để làm phân bón hữu cơ nhanh – hiệu quả ngay tại nhà

1. Các nguồn nguyên liệu ủ phân bón hữu cơ vi sinh

Thay vì tốn tiền để mua các loại phân hữu cơ có sẵn, bà con hoàn toàn có thể tự sản xuất phân bón hữu cơ với các nguồn nguyên liệu rất quen thuộc sẵn có trong nhà.

  • Đầu tiên là đến từ chất thải chăn nuôi như: phân chuồng, đệm lót chuồng đã qua sử dụng. 

  • Rác hữu cơ nhà bếp như: thức ăn thừa, rau củ quả hư, vỏ chuối, vỏ trứng,… 

  • Các loại phụ phẩm nông nghiệp như: rơm rạ, thân cây ngô, cây đậu, ngọn mía, cành cây, lá cây, các loại cây trái và rau củ quả phế phẩm,…

  • Than bùn, chất thải hầm biogas cũng là một trong những nguyên liệu làm phân bón rất tốt. 

Nguyên liệu ủ phân vi sinh không thể thiếu:

  • Xu hướng trồng cây theo nhiều phương pháp mới hiện nay đang ngày được bà con nông dân áp dụng nhiều hơn. Một trong những yếu tố quyết định cây trồng có chất lượng và đạt tiêu chuẩn an toàn hay không chính là sử dụng phân hữu cơ thay cho các loại phân hoá học. Cụ thể, bà con đã áp dụng cách thức sản xuất phân vi sinh từ phân bò để ứng dụng cho công việc hằng ngày trở nên tốt hơn. Đặc biệt là ủ phân bò hoai mục phục vụ tốt hơn cho giống cây trồng của mình. 

  • Vậy nên, để thực hiện được tất cả các công đoạn theo hướng dẫn trên, cần phải có sự góp mặt của 2 sản phẩm không thể thiếu chính là mật rỉ đườngchế phẩm sinh học EM1

Cách ủ phân bò hoai mục để làm phân bón hữu cơ vi sinh

mật rỉ đường

  • Hai loại nguyên liệu quan trọng này hiện đang được bán tại công ty cổ phần đầu tư Tuấn Tú với mức giá rất hợp lý, nhằm giúp cho bà con nông dân tìm được nguồn nguyên liệu chuẩn, chất lượng. 

2. Cách ủ phân bò hoai mục và nhận biết phân đã sử dụng được

Có 3 phương pháp ủ phân thông dụng mỗi cách ủ có thời gian ủ khác nhau. Tùy vào nhu cầu sử dụng phân mà bà con có thể áp dụng phương pháp ủ phân phù hợp, để đảm bảo có phân dùng đúng lúc, đồng thời đảm bảo chất lượng phân tốt nhất.

Chọn vị trí ủ có nền xi măng hoặc lót bao bạt không làm thấm nay chảy nước ra xung quanh.

2.1. Phương pháp ủ nóng

Sử dụng chất độn (rơm rạ, mùn cưa, xơ dừa, cỏ voi thân cây ngô băm nhỏ…) phân bò đã phơi khô 1 – 2 ngày, xếp thành từng lớp xen kẽ nhau, tỷ lệ nguyên liệu: 5 phần phân chuồng – 1 phần chất độn. 

Sau đó pha loãng chế phẩm sinh học EM1 với nước rồi tưới đều phân lên, giữ độ ẩm trong đống nguyên liệu khoảng 60 – 70% (cách thử nắm nguyên liệu chặt tay, thấy nước rỉ ra ở kẽ ngón tay là được). 

Có thể trộn thêm 1% vôi bột để giúp xử lý độc trong nguyên liệu làm chất độn. Trộn thêm 1 – 2% phân supe lân để cân bằng đạm, do phương pháp ủ nóng này nhiệt độ lúc ủ tăng cao có thể sẽ mất nhiều đạm tự nhiên có trong nguyên liệu.

Vun nguyên liệu gọn lại thành đống rồi trùm bạt ni lông thật kín để ủ nguyên liệu. Khoảng 1 tuần sau khi ủ phân, nhiệt độ có thể lên đến 60 độ C. Lúc này bà con cần tưới thêm nước và đảo đều đống ủ cho tơi xốp, thông thoáng để đảm bảo cho các loài vi sinh vật háo khí hoạt động tốt.

Với phương pháp ủ nóng sẽ giúp tiêu diệt các hạt cỏ dại, kích thích vi sinh vật có lợi hoạt động mạnh làm ức chế hoặc phân hủy các vi sinh vật gây hại, từ đó loại trừ được các mầm mống sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn, chỉ khoảng 30-40 ngày là phân đã có thể sử dụng được. 

2.2. Phương pháp ủ nguội phân chuồng

Xếp phân tươi vừa thu dọn xong, thành lớp và nén chặt. Trên mỗi lớp phân chuồng rắc 2% chế phẩm EM1. Sau đó ủ thêm chất thải hầm biogas, than bùn hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Gom nguyên liệu thành đống rồi dùng một lớp rơm rạ băm nhỏ, mùn cưa hoặc xơ dừa phù dày lên bên ngoài đống ủ.

Phân do được nén chặt nên bên trong đống ủ thiếu oxy, tạo thành môi trường yếm khí. Nhiệt độ ủ tương ứng với nhiệt độ môi trường (khoảng 28-35 độ C), vì vậy vi sinh vật hoạt động chậm, thời gian ủ lâu, khoảng từ 3-4 tháng. 

Đổi lại, chất lượng đạm trong phân cao hơn so với phương pháp ủ nóng.

2.3. Ủ nóng trước, ủ nguội sau

Trộn phân chuồng với chế phẩm EM, vun thành đống rồi phơi nắng khoảng 5 – 6 ngày để vi sinh vật hoạt động mạnh. Khi nhiệt độ đống đạt 50 – 60 độ C thì tiến hành đảo đều đống ủ, tưới nước để hạ nhiệt. Sau đó lại gom nguyên liệu thành đống rôi nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí.

Bằng cách ủ này, lượng đạm trong phân sẽ được bảo toàn. Thời gian ủ ngắn hơn phương pháp ủ nguội, nhưng sẽ dài hơn cách ủ nóng.

Kiểm tra xem đống ủ đã không có bất kỳ mùi hôi thối nào trong 2 – 3 ngày liên tục, nhiệt độ đống ủ cũng trở lại bình thường, màu sắc phân chuyển sang màu nâu đen giống màu đất là thành công. 

Cách bón phân hữu cơ cho cây

Bón lót và bón thúc là 2 phương pháp bón phân được sử dụng cho hầu hết mọi loại cây trồng, và phù hợp với các loại phân bón hữu cơ nói chúng. Liều lượng phân bón và thời điểm bón sẽ tùy vào mỗi phương pháp được áp dụng.

  • Bón lót: Giai đoạn bón lót thường được thực hiện trước khi trồng cây. Việc bón lót được sử dụng với mục đích tăng cường chất dinh dưỡng, cải tạo đất trồng, tạo môi trường đất màu mỡ cho cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

  • Bón thúc: được bón trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây. Quan trọng nhất là trong thời kỳ phát triển cành và lá.

Hoà phân hữu cơ vào nước rồi tưới xung quanh gốc cây để tăng khả năng hấp thụ phân.

Những lưu ý khi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh:

  • Bản chất của phân hữu cơ vi sinh là có chứa rất nhiều vi sinh vật sống có lợi. Do đó, bà con KHÔNG được sử dụng chung phân vi sinh với các chất có tính oxy hóa cao vì như thế sẽ gây chết các vi sinh vật. 

  • Khoảng cách hợp lý nhất cho 2 lần sử dụng những loại thuốc hoặc phân bón khác nhau đó là 2 tuần/lần.

Kỹ thuật làm phân hữu cơ vi sinh

Sử dụng phân bón hữu cơ nói chung đã góp phần làm giảm lượng sử dụng phân hóa học (giảm từ 30% đến 50%). Đây là một trong những cách tối ưu để đẩy năng suất sản phẩm trồng được lên cao hơn để từ đó cải thiện được chất lượng cuộc sống một cách hiệu quả. Bằng cách ủ phân bò hoai mục để làm phân bón hữu cơ vi sinh mà chúng tôi vừa hướng dẫn ở trên, bà con đã c&oacut

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục Giỏ Hàng Trang Chủ Tin tức