Cá tra là một trong những loại cá có giá trị xuất khẩu, tuy nhiên với loại cá này môi trường nước ao phải sạch, thức ăn và thuốc trị bệnh đúng kỹ thuật thì cá mới bán được giá. Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn cách nuôi cá tra mau lớn bằng hình thức nuôi trong ao đất.
Bước 1: Chuẩn bị ao nuôi
Ao nuôi nên chọn những nơi gần sông rạch lớn để có nguồn nước sạch, tiết kiệm chi phí bơm nước, ít bị ảnh hưởng của lũ lụt, thuốc trừ sâu và ô nhiễm hữu cơ, hóa chất…
Ao nuôi cá tra có diện tích từ 500 m2 trở lên, có độ sâu nước 1,5-2m, bờ ao chắc chắn và cao hơn mực nước cao nhất trong năm. Cần thiết kế cống để chủ động cấp thoát nước dễ dàng cho ao. Trước khi thả cá phải tháo cạn hoặc tát cạn ao, bắt hết cá trong ao. Dọn sạch rong, cỏ dưới đáy ao và bờ ao. Vét bớt bùn lỏng đáy ao, chỉ để lại lớp bùn đáy dày 0,2-0,3 m.
Ao nên có cống cấp và cống thoát riêng, đáy ao có lớp bùn dày không quá 20 cm và nghiêng về phía cống thoát.
Ao có kết cấu nền đất tốt, ít bị nhiễm phèn. Nên chọn nơi đất sét hoặc sét pha cát để làm ao nhằm tránh rò rỉ nước và cá phá bờ ra ngoài. Bờ ao phải được làm kiên cố để phòng tránh lũ lụt và mầm bệnh lây lan từ ao khác.
Bước 2: Chọn và thả cá giống
Cá giống phải có kích cỡ đồng đều, nhiều nhớt, không xây xát. Thông thường thả cá tra giống kích cỡ 80 – 100g/con. Mật độ thả nuôi: 5 – 8 con/m2. Cá tra thả nuôi được quanh năm.
Cá tra giống
Nên vận chuyển cá giống lúc trời mát, vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, chuyển cá bằng bao nilon bơm oxy với mật độ: 200 con/bao (60 x 100 cm). Dùng dây thun buộc 2 góc bao nilon lại tránh gai nhọn của vây cá đâm vào nilon làm thủng bao. Trước khi thả cá vào ao phải ngâm bao trong nước 15 phút để tránh sốc nhiệt do chênh lệch nhiệt độ giữa bao đựng cá và môi trường nước ao nuôi.
Nếu ao nuôi có diện tích lớn hơn 300 m2 thì dùng lưới cước chắn lại khoảng 50 – 100 m2 ao, thả cá giống vào để dễ chăm sóc và quản lý. Sau thời gian từ 15 – 30 ngày tùy theo diện tích lưới chắn, sau đó mở lưới để cá ra ao. Có thể thả thêm cá chép với lượng 5% tổng số cá thả.
Bước 3: Thức ăn cho cá tra
Đối với cá tra, thức ăn có 2 dạng: Thức ăn công nghiệp đã được chế biến dùng cho cá và thức ăn tự chế từ nguồn nguyên liệu là phụ phẩm nông nghiệp kết hợp với các loại tôm, cua, cá tạp để chế biến thức ăn cho cá nuôi, đồng thời cần bổ sung thêm khoáng vi lượng và Vitamin C để kích thích cá ăn và sinh trưởng.
Bà con có thể dùng các loại máy để chế biến thức ăn cho cá tra như: Máy ép cám viên nổi 3A15Kw (cấp liệu bán tự động) để làm cám nổi cho cá
Trong khâu chế biến thức ăn tươi sống bà con dùng Máy cắt cá inox 3A2,2kW để thái nhỏ các loại cá tạp, đầu cá… Làm thức ăn cho tra.
Cách cho ăn: Các nguyên liệu được xay nhuyễn, trộn đều cùng chất kết dính (bột gòn) để hạn chế việc tan rã nhanh của thức ăn, sau đó rải từ từ cho cá ăn từng ít một cho đến khi hết thức ăn. Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần sáng và chiều tối Khẩu phần thức ăn 5-7% trọng lượng thân.
Bước 4: Quản lý chăm sóc và thu hoạch
Thường xuyên theo dõi mức độ ăn của cá để điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp. Khi bắt đầu cho ăn vì cá đói nên tập trung để giành ăn. Khi ăn no thì cá tản ra xa, khôn go lại nữa. Mặc dù cá tra chịu rất tốt trong điều kiện nuôi mật độ cao và nước ao ít thay đổi, nhưng cần chú ý thay bỏ định kỳ nước cũ và cấp nước mới để môi trường ao luôn sạch, phòng cho cá không bị nhiễm bệnh. Cứ 10 ngày thì thay từ 30% đến 50% nước cũ và cấp đủ nước sạch cho ao.
Thời gian nuôi trung bình 10 tháng, cá dạt cỡ 0,7-1,5 kg/con. Có thể thu hoạch 1 lần và giữ lại cá nhỏ chưa đạt cỡ thương phẩm. Sau vụ thu hoạch phải tát cạn ao và làm công tác chuẩn bị cho vụ nuôi kế tiếp.
Bước 5: Chế biến cá tra
Cá tra hiện đang được nhiều cơ sở chế biến thực phẩm để xuất khẩu sang nhiều nước, và khâu chế biến rất mất nhiều thời gian, nên đã nhiều chủ cơ sở đã mua các thiết bị máy về để hỗ trợ ví dụ như: Máy thái cá inox 3A2,2Kw giúp người dùng cắt phần đầu cá riêng và cắt thân cá thành các khúc nhỏ đều, nhanh chóng với năng suất cắt được 20 con/giờ.
Chúc bà con thành công!