Cách làm mùn hữu cơ không gây mùi hôi đơn giản
Mùn hữu cơ là gì? Cách làm mùn hữu cơ như thế nào? Quy trình làm mùn hữu cơ được thực hiện ra sao? Để giải đáp những thắc mắc ấy cùng tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi bạn nhé.
Bài tin liên quan:
Quy trình ủ phân hữu cơ từ A đến Z
Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp
Xử lý bùn thải ao nuôi tôm cá thành phân hữu cơ
Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học EM thứ cấp và Bokashi dạng bột
Cách làm đệm lót sinh học
Men vi sinh ủ thức ăn chăn nuôi
1. Mùn hữu cơ là gì? Cách ủ mùn hữu cơ ra sao?
Mùn hữu cơ là mùn cưa được trải qua quá trình ủ bằng khoa học công nghệ hiện đại để tạo thành phân hữu cơ sinh học. Thực tế, từ trước đến nay mùn cưa vẫn được ứng dụng nhiều vào các lĩnh vực như xây dựng, nội thất. Cũng có một số bà con sử dụng mùn cưa trong hoạt động chăn nuôi, trồng trọt nhưng mang lại hiệu quả không cao. Bởi vì, mùn cưa là nguyên liệu khó phân giải thành chất dinh dưỡng, nếu áp dụng phương pháp ủ thông thường phải mất 1 đến 2 năm thì cây mới hấp thụ được.
Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu đã đưa ra cách ủ phân hữu cơ từ mùn cưa hiệu quả hơn đó là sử dụng chế phẩm EM gốc dạng bột với thành phần vi sinh vật. Dưới tác động của vi sinh vật hợp chất hữu cơ được phân giải hiệu quả. Vi sinh vật cố định đạm, ức chế mầm bệnh chứa trong men ủ làm các nguyên liệu như mùn cưa, trấu, vỏ cây nhanh chóng được phân giải thành những loại chất dinh dưỡng giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ được. Với chế phẩm này chỉ cần ủ mùn của 25 đến 30 ngày là có thể mang ra bón cho cây rồi.
2. Quy trình ủ mùn hữu cơ sinh hoạt
Nguyên liệu
Để làm mùn hữu cơ sinh học bà con có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu hữu cơ như mùn cưa, vỏ cây, lá cây,… với khối lượng khoảng 500 đến 700g. Những nguyên liệu này trước khi đem ủ phải được băm hay nghiền nhỏ, kích thước ít nhất phải đạt 2 đến 5cm. Khi nguyên liệu càng được băm nhỏ thì vi khuẩn càng dễ xâm nhập vào bên trong, qua đó thúc đẩy quá trình lên men nhanh chóng hơn.
Tiếp đó bà con cần làm ẩm nguyên liệu khoảng 60 đến 65%. Muốn kiểm tra chỉ cần nắm chặt một nắm nguyên liệu, nếu nước chảy ra từ khe tay thì nghĩa là đã quá ẩm và phải trộn thêm rơm. Còn nếu không có nước chảy nhỏ giọt, mở tay ra nguyên liệu không bị rời thì nghĩa ra độ ẩm đã đạt yêu cầu. Nên nhớ thực hiện việc làm ẩm nguyên liệu trước khi ủ trong thời gian 12 giờ, qua đó tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
Men ủ mùn hữu cơ
Để làm men ủ bà con cần sử dụng 1kg chế phẩm sinh học EM gốc dạng bột với 5 đến 10kg cám gạo. Chừng này nguyên liệu đủ để ủ cho 1 đến 2 tấn nguyên liệu, nếu người nào đã thực hiện thành thạo có thể sử dụng ủ được 3 đến 4 tấn. Tuy nhiên, vốn dĩ mùn cưa là loại nguyên liệu khó lên men nên cần phải sử dụng nhiều.
Dùng mùn hữu cơ để bón cho cây trồng giúp gia tăng độ phì nhiêu, làm đất tơi xốp và cải thiện tình trạng đất khá hiệu quả. Những loại đất bị xói mòn, mất đi lượng hữu cơ thì sau khi bón phân này sẽ tái tạo được hiệu quả.
Trộn nguyên liệu và chất đống ủ
-
Chọn nơi ủ mùn hữu cơ phải cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước.
-
Nguyên liệu phải được làm ẩm với mức độ đạt yêu cầu rồi sau đó mới được đem vào phối trộn với nhau.
-
Trải đều nguyên phụ liệu thành từng lớp có độ dày từ 10 đến 20cm.
-
Dùng men ủ trộn cùng cám gạo rồi rắc đều lên các lớp.
-
Dùng rơm rạ, cỏ khô để phủ kín đống ủ.
-
Yêu cầu một đống hay 1 khuôn ủ không dưới 500kg, chiều cao trung bình không được dưới 70 đến 80cm.
Đảo trộn
Trong quá trình ủ mùn hữu cơ các vi sinh vật sẽ hoạt động mạnh mẽ, điều này làm nhiệt độ bên trong đống ủ tăng một cách nhanh chóng. Chỉ cần sau 48 giờ nhiệt độ bên trong đống ủ có thể lên đến 50 – 60 độ C. Trường hợp nhiệt độ này vượt mức 65 độ C thì người thực hiện phải đảo trộn nguyên liệu thêm một lần nữa.
Khi đảo trộn, bạn cần lưu ý đảm bảo mang lại sự thông thoáng cho nguyên liệu. Nên dùng gậy với đường kính từ 5 đến 10cm để tạo thành lỗ bên trong đống nguyên liệu rồi đảo trộn đều lên.
Kết thúc quá trình ủ
Thực hiện việc đảo trộn 3 đến 4 lần nguyên liệu trong khoảng thời gian từ 25 đến 30 ngày thì nguyên vật liệu lúc này sẽ không còn mùi hôi. Ngược lại, nó sẽ có mùi thơm nhẹ của đất khi đã được lên men sinh học. Bà con nhìn vào giữa đống ủ sẽ thấy có một lượng lớn sợi nấm màu trắng, đó là biểu hiện cho thấy quá trình ủ mùn hữu cơ đó thành công.
Cách làm mùn hữu cơ này được thực hiện nhằm mang lại phân bón tốt cho cây. Đồng thời, nó cũng có thể sử dụng để pha trộn với nhiều thành phần dinh dưỡng hay những loại vi sinh vật có lợi để tăng hiệu quả trồng trọt, mang lại năng suất nông nghiệp cao hơn.
3. Lợi ích của việc làm mùn hữu cơ
-
Cách ủ phân hữu cơ đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như lân, kali, đạm, lân, nguyên tố đa, trung và lượng, kích thích sự tăng trưởng,…
-
Giúp gia tăng chất mùn trong đất, cải thiện tình trạng thoát nước của đất, tránh gây kết dính, ngập úng.
-
Giữ chất dinh dưỡng, tạo độ ẩm và cân bằng pH cho đất.
-
Cung cấp hệ vi sinh vật tốt cho đất như vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose,… Nhờ đó mà nó giúp tổng hợp đi chất dinh dưỡng, tiêu diệt vi sinh vật có hại, bảo vệ tốt cho cây trồng.
-
Mùn hữu cơ không chứa hóa chất độc hại, bảo vệ an toàn cho cả người và môi trường.
Trên đây là hướng dẫn cách làm mùn hữu cơ chỉ bằng những bước đơn giản. Thực hiện theo đúng các bước trên bạn sẽ đảm bảo có được nguồn phân hữu cơ tốt nhất để bón cho cây trồng, đem lại năng suất nông nghiệp như ý.
Nhằm phục vụ cho bà con nông dân, Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú có cung cấp các loại chế phẩm sinh học như sau:
Nấm đối kháng trichoderma 3A3kg
Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại hỗ trợ tại Miền Bắc: 02422050505 – 0914567869
Điện thoại hỗ trợ tại Miền Nam: 0945796556 – 0984930099.