Cách dùng phân hữu cơ vi sinh hiệu quả

Cách dùng phân hữu cơ vi sinh hiệu quả cho năng suất cao

Phân hữu cơ vi sinh là gì? Ưu điểm, phân loại, cách dùng phân hữu cơ vi sinh như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất? Cùng tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây của chúng tôi để tìm câu trả lời bạn nhé.

1. Phân hữu cơ vi sinh là gì?

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón được tạo ra nhờ việc pha trộn cũng như xử lý các nguyên liệu hữu cơ rồi sau đó lên men. Thành phần của phân hữu cơ vi sinh có chứa hơn 15% chất hữu cơ và có một hoặc nhiều loại vi sinh vật còn sống sẽ được hoạt động khi dùng phân bón vào đất. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, phân hữu cơ vi sinh còn giúp chống lại được các mầm bệnh, đồng thời cũng giúp bồi cưỡng, cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu và lượng mùn ở bên trong đất. 

Cách dùng phân hữu cơ vi sinh hiệu quả

Ưu điểm của phân hữu cơ vi sinh như sau:

  • Phân hữu cơ vi sinh có công dụng cải tạo đất, duy trì và tăng cường độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất canh tác trong một thời gian dài và bền vững.

  • Quy trình ủ phân hữu cơ vi sinh rất đơn giản, bản thân người nông dân có thể tự làm phân hữu cơ vi sinh tại nhà, giúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo cung cấp được hàm lượng dinh dưỡng tốt cho đất và cây trồng.

  • Cách sử dụng phân cũng rất đơn giản, chỉ cần bón trực tiếp cho cây mà không cần phải hòa nước cực nhọc, đảm bảo không sợ cây chết cũng như không lo đất bị thoái hóa, chua hóa, phèn hóa,…

  • Dùng phân hữu cơ vi sinh thích hợp để thay thế cho phân hóa học, cung cấp được những thành phần dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng mà thậm chí phân hóa học không có. 

  • Phân chứa khá nhiều vi sinh vật có công dụng trong việc phân giải, làm tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng khó tan, khó tiêu thành các chất dễ hấp thụ, giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao. 

  • Thân thiện với môi trường, con người và động vật. 

2. Phân hữu cơ vi sinh loại nào tốt?

Trước khi muốn biết phân hữu cơ vi sinh loại nào tốt thì trước hết bà con cần phải nắm rõ phân hữu cơ vi sinh có những loại nào, đặc điểm ra sao. 

2.1. Phân loại phân hữu cơ vi sinh

+ Phân bón hữu cơ vi sinh cố định đạm

Phân hữu cơ vi sinh cố định đạm loại loại phân bón với thành phần chứa nhiều vi khuẩn và các vi sinh vật giúp cố định nitơ từ không khí thành dạng cây trồng có thể dùng và dễ hấp thu hơn. Thông thường, sẽ có hai loại vi sinh vật cố định đạm là vi sinh vật cố định đạm tự do và vi sinh vật cố định đạm cộng sinh. 

+ Phân hữu cơ vi sinh phân giải lân

Phân bón hữu cơ vi sinh phân giải lân là loại phân bón hữu cơ có chứa các vi sinh vật có khả năng phân giải lân dưới dạng khó tan trong đất trở thành lân dưới dạng dễ tan. Qua đó nó giúp cây trồng dễ hấp thu và phát triển tốt hơn. 

Cách dùng phân hữu cơ vi sinh hiệu quả

+ Phân hữu cơ vi sinh phân giải kali/ silic

Phân hữu cơ vi sinh phân giải kali/ silic là loại phân có chứa thành phần vi sinh vật với công dụng phân hủy được những hợp chất như silic, kali,… để giúp giải phóng chúng dưới dạng ion cho cây trồng hấp thu hiệu quả. 

+ Phân hữu cơ vi sinh phân giải chất hữu cơ/ cellulose

Nhóm phân này có thành phần chứa các vi sinh vật với công dụng phân hủy các chất hữu cơ, xác bã thực vật, các loại phân chuồng tươi,… hiệu quả.

+ Phân hữu cơ vi sinh ức chế các vi sinh vật gây bệnh

Nhóm phân này có thành phần là các vi sinh vật với khả năng ký sinh, đối kháng và đồng thời tiết ra các chất có công dụng gây ức chế hoặc kìm hãm các loại vi sinh vật gây bệnh hại. 

+ Phân hữu cơ vi sinh cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng

Loại phân này có công dụng hòa tan Si, Zn, qua đó giúp cây hấp thu tốt hơn. 

+ Phân hữu vi sinh sản xuất các chất kích thích sinh trưởng

Nhóm phân này có chứa các vi sinh vật với khả năng tiết ra các chất kích thích sự sinh trưởng. Ngoài ra, các loại vi sinh vật trong phân này cũng đóng vai trò tựa như thuốc trừ sâu, giúp bảo vệ cây trồng tốt hơn. 

Như vậy có thể thấy rằng, các loại phân hữu cơ vi sinh đều có những công dụng riêng và vô cùng cần thiết với cây trồng. Thật khó để chọn ra loại nào tốt nhất, thay vì vậy bạn hãy tìm hiểu việc mua phân hữu cơ vi sinh ở đâu chất lượng, đảm bảo uy tín để mang lại hiệu quả phát triển tốt nhất cho cây trồng của bạn. 

Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí cũng như sở hữu được loại phân hữu cơ vi sinh có thể tổng hợp được những công dụng của các loại phân trên thì bà con có thể tự làm phân hữu cơ vi sinh với chế phẩm trichoderma. 

2.2. Kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh với chế phẩm trichoderma

Tác dụng của chế phẩm trichoderma

  • Ngăn ngừa bệnh thối rễ, lở cổ rễ, thối thân hiệu quả cho các loại cây trồng. 

  • Đem lại hiệu quả cao trong việc phòng ngừa các loại bệnh do tuyến trùng hại rễ gây nên. 

  • Tăng cường các loại vi sinh vật có lợi, giảm thiểu các vi sinh vật cho hại cho cây trồng như Rhizoctonia, Fusarium, Phytophthora,… Bên cạnh đó, chế phẩm sinh học trichoderma còn thúc đẩy quá trình phân hủy nhanh các chất xơ thành chất hữu cơ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng cho cây trồng.

Nấm đối kháng trichoderma

Quy trình ủ phân hữu cơ vi sinh với trichoderma

Nhìn chung, cách ủ phân hữu cơ vi sinh với chế phẩm sinh học trichoderma rất đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây là được.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Muốn ủ phân hữu cơ vi sinh hiệu quả thì nguyên liệu ủ phân càng nhỏ càng tốt. Đối với nguyên liệu có kích thước lớn trên 20cm thì bạn cần phải chặt nhỏ khoảng chừng 1 gang tay. Với rơm rạ tươi thì cần ủ trước 25 đến 30 ngày rồi mới được mang đi phối trộn. Còn với rơm rạ khô thì cần phải tưới ẩm trước khi ủ trong thời gian ít nhất là 12 giờ. 

Để tạo được 1 tấn phân thành phẩm cần các nguyên liệu như sau:

  • Phân chuồng (có thể sử dụng phân heo, phân bò, phân gà, phân trâu,… đều được) với khối lượng từ 400 đến 500kg

  • Xơ dừa, vỏ trấu, vỏ đậu hay các chất bã thực vật như rơm rạ, lá cây, các loại cây họ đậu, bèo, lục bình khoảng từ 500 đến 600kg. Tất cả các nguyên liệu này đem băm nhuyễn với độ dài từ 2 đến 3cm. 

  • Super lân khoảng 30kg

  • Nước khoảng 150 đến 200 lít tùy theo chất độn có mức độ khô nhiều hay ít.

  • Chế phẩm trichoderma từ 3 đến 5kg. Với lượng chế phẩm càng lớn thì tốc độ phân hủy phân sẽ càng nhanh. 

Bước 2: Dụng cụ và nơi ủ

Kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh có thể thực hiện ở trên nền đất được lót tấm bạt nilon hoặc nền xi măng khô ráo. Đối với nền đất bà con nên rạch rãnh xung quanh để nước ủ phân chạy vào hố gom nhỏ, tránh chảy ra ngoài khi tưới quá ẩm. Ngoài ra, bà con cũng có thể ủ phân ở trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng với diện tích khoảng 3m2 cho 1 tấn nguyên liệu ủ. 

Trong quá trình ủ cần đến các dụng cụ như bình tưới, cuốc, xẻng, cào,… và nhiều loại vật liệu khác để làm mái như bạt, bao tải, bao ni lông,… để che nắng, giữ cho nhiệt độ trong quá trình ủ tốt hơn. 

Bước 3: Kỹ thuật ủ

Đầu tiên bà con hãy cho vỏ trấu, bã thực vật hay những nguyên liệu thay thế khác vào trộn cùng với chế phẩm trichoderma. Tiếp đó hãy cho một lớp phân chuồng có độ ẩm từ 40 đến 50% vào. Muốn biết độ phẩm của phân có đạt yêu cầu hay chưa bạn hãy dùng tay bốc lên, nắm chặt, nếu thấy nước rỉ ra là được. Tiếp đến bạn hãy rải một lớp mỏng chế phẩm trichoderma, 1 lớp super lân và tiếp tục như thế cho đến khi nào đống phân đạt được độ cao từ 1 đến 1.5m là được. Sau đó sử dụng bạt phủ kín để che nắng, mưa. 

Công dụng chính của Nấm đối kháng trichoderma

Đợi sau 7 đến 10 ngày khi nhiệt độ trong đống phân tăng lên 40 đến 50 độ C là đạt yêu cầu. Với nhiệt độ này sẽ gây ức chế sự nảy mầm của hạt cỏ cũng như tiêu diệt được các loại mầm bệnh có trong phân chuồng, tránh gây bệnh cho người và gia súc. 

Sau thời gian 20 ngày thì hãy trộn đống phân từ trên xuống, từ ngoài vào trong cho đều. Sau đó chất thành đống lại rồi ủ khoảng 24 đến 40 ngày nữa là có thể mang ra bón cho cây ăn trái, cây công nghiệp, các loại rau màu,…

Lưu ý khi ủ phân hữu cơ vi sinh với chế phẩm trichoderma

  • Bà con không được sử dụng vôi vì như vậy sẽ gây hủy diệt các vi sinh vật có trong phân. Tốt nhất hãy bón ngoài ruộng trước khi làm đất là hiệu quả nhất.

  • Khi dùng phân hữu cơ vi sinh ủ cùng với chế phẩm trichoderma sẽ thúc đẩy hệ vi sinh vật có ích trong đất, làm phân giải các chất hữu cơ, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, nâng cao sức đề kháng. Với phương pháp ủ phân như hướng dẫn trên có thể sử dụng để thay thế cho 20 đến 30% lượng phân hóa học hàng năm, qua đó đem lại hiệu quả kinh tê cao, cải tạo và giữ gìn đất nông nghiệp tốt hơn. 

  • Thậm chí, bà con không cần dùng chế phẩm trichoderma để ủ phân mà có thể bón trực tiếp cho cây trồng vẫn được. 1kg chế phẩm này có thể bón được cho 50 cây. Nấm trichoderma được coi là nguồn kháng sinh tự nhiên giúp cho cây trồng có thể chống chọi được các loại nấm bệnh vô cùng hiệu quả. 

3. Công dụng của phân hữu cơ vi sinh

Những năm qua bà con nông dân đã lạm dụng phân bón hóa học quá nhiều, điều này gây nên những tác động không nhỏ đến cây trồng, đất và môi trường. Chẳng hạn như:

Cách dùng phân hữu cơ vi sinh

  • Sử dụng phân bón hóa học không đúng cách, làm dụng quá nhiều sẽ làm cho đất bị chai sạn, khiến dinh dưỡng cho cây bị suy giảm, làm năng suất cây trồng không đạt được như &ya

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục Giỏ Hàng Trang Chủ Tin tức