Cách chế biến dược liệu làm thuốc Đông y từ A đến Z
Thuốc Đông y hiện nay đang trở thành xu hướng được nhiều người hướng tới bởi sự lành tính và tác dụng mà nó đem lại. Cách chế biến dược liệu khá phức tạp và quá trình này mất nhiều công sức. Tùy vào từng loại thảo dược, từng cách chữa bệnh mà có những cách chế biến khác nhau như phơi khô sao vàng hạ thổ rồi sắc lấy nước uống, hoặc chế biến thành dạng viên hoàn,… Bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bà con, cách chế biến dược liệu làm thuốc Đông y từ A đến Z. Bà con hãy cùng theo dõi nhé!
1. Mục đích của việc chế biến dược liệu
– Chế biến dược liệu giúp làm tăng thời gian bảo quản, tránh mối mọt, mốc, làm khô thuốc, giảm độ ẩm. Giúp làm thay đổi tính chất của một số thành phần hóa học dễ gây nấm mốc, quá trình này giúp làm ổn định thuốc và tạo ra lớp bảo vệ.
– Tăng khả năng trị bệnh của một số loại thuốc bằng cách chế biến với một số nguyên liệu.
– Giúp tạo ra các tác dụng trị bệnh mới của dược liệu.
– Thay đổi tác dụng của thuốc bằng cách thay đổi tính vị của thuốc.
– Chế biến dược liệu giúp làm giảm những tác dụng phụ không mong muốn, giảm độc tính của vị thuốc. Ví dụ, muốn làm giảm tác dụng phụ của hà thủ ô đỏ gây ra táo bón, đại tiện nhiều của 2 chất antranoid và tannin thì ngâm hà thủ ô với nước vo gạo sẽ giảm được 2 chất này.
– Giúp ổn định tác dụng của thuốc, quá trình chế biến sao vàng, sấy khô giúp làm giảm độ ẩm của thuốc. Từ đó tránh được sự phân hủy thành phần hoạt chất.
– Thuận tiện cho việc sử dụng khi phân chia thuốc thành các kích thước phù hợp.
– Làm giảm tính bền vững cơ học, tăng khả năng giải phóng các hoạt chất. Vì thế mà có thể làm tăng hiệu lực của thuốc.
2. Trồng dược liệu
Tùy từng loại cây thuốc khác nhau sẽ có những cách trồng và nuôi dưỡng khác nhau.
– Trồng đúng thời điểm sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Có những cây trồng vào mùa xuân, có cây lại phù hợp trồng vào mùa hè thu,… nếu cây dược liệu trồng sai thời vụ thì kết quả thu hoạch sẽ bị kém đi.
– Cách chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp sẽ giúp cho cây sinh trưởng tốt, và thu hoạch đạt năng suất cao nhất.
3. Thu hái
3.1. Thu hái dược liệu cần thực hiện theo nguyên tắc 3 đúng
– Nguyên tắc 1: Đúng dược liệu: Dược liệu khi thu hái cần đúng tên, đúng loài thuốc. Do trong thực tế có nhiều dược liệu khác nhau nhưng tên gọi có thể giống nhau, hoặc cùng một dược liệu lại có tên gọi khác nhau.
– Nguyên tắc 2: Thu hái đúng thời điểm: Tùy từng thời kỳ phát triển và sự trưởng thành của cây thuốc mà chứa tỷ lệ hoạt chất nhất định. Do đó mà cần thu hái dược liệu đúng thời điểm của các bộ phận dùng làm thuốc có chứa nhiều hoạt chất có lợi nhất. Thời điểm không chỉ theo mùa vụ mà còn phụ thuộc vào tuổi cây.
– Nguyên tắc 3: Đúng bộ phận: Trong cây thuốc không phải bộ phận nào cũng dùng làm thuốc, thậm chí có bộ phận trong cùng một cây lại có thể là chất độc.
3.2. Các nguyên tắc chung thu hái dược liệu
Dưới đây là các nguyên tắc chung thu hái dược liệu:
– Thu hái dược liệu là rễ: Bộ phận rễ dùng làm thuốc nên được thu hoạch vào cuối mùa thu, đầu mùa đông, hoặc cuối mùa đông đầu mùa xuân khi lá đã rụng hết, chưa mọc các chồi mầm. Lúc này các tinh hoa đều chứa trong rễ nên tác dụng sẽ mạnh nhất.
– Thu hái dược liệu là lá: Phần lá làm thuốc nên được thu hái vào thời điểm tươi tốt nhất. Nên hái vào sáng sớm và cuối buổi chiều. Không nên thu hái vào lúc vừa tạnh mưa vì có thể gây mốc, biến chất. Cũng không nên thu hái vào buổi trưa vì lúc này lá cây đang quang hợp trao đổi chất, các hoạt chất trong lá không được đảm bảo.
– Thu hái cành: Nên thu hái cành làm thuốc vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè khi cây thuốc đang trong giai đoạn tươi tốt nhất.
– Thu hái thân gỗ: Thân cây lấy gỗ làm thuốc nên được tiến hành thu hoạch vào mùa đông khi lá cây đã rụng. Lúc này thân cây chứa nhiều hoạt chất, gỗ rắn chắc, quá trình phơi sấy nhanh và thời gian bảo quản được lâu.
– Thu hái toàn cây: Dược liệu dùng cả cây để làm thuốc thì thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi cây mới ra hoa. Tiến hành cắt từ phía dưới những lá tươi cuối cùng của các bộ phận của cây trên mặt đất như: thân cây, nhanh mang lá hoa.
– Thu hái hoa dược liệu: Hoa nên thu hái lúc nụ đang chớm chưa nở tung, lúc này khí vị rất ngọt ngào.
– Thu hái quả: Nên hái quả lúc mới chín, chưa chín hẳn.
– Thu hái hạt: Hạt dùng làm thuốc nên thu hái khi quả đã chín già.
– Thu hái Nhân: Thu hoạch nhân lúc chín già.
– Thu hái Tiết (đông y gọi là đốt): Thu hoạch khi cây già rắn chắc.
– Thu hái mầm: Tùy từng mục đích sử dụng mà thu hái lúc mầm ngắn hay dài.
– Thu hái gai: Khi gai còn xanh rắn chắc là thời điểm thu hoạch tốt nhất.
– Thu vỏ: nên tiến hành thu hoạch vỏ cây vào mùa xuân, lúc này vỏ chứa nhiều nhựa để nuôi cây, do vậy dễ bóc và chứa nhiều hoạt chất.
– Thu hái ruột: Thu hoạch khi đạt đến độ chín nhất định.
– Thu hái Xơ: Thu hái khi xơ đạt đến độ trưởng thành nhất.
– Thu hái dây: Nên thu hoạch khi cây còn xum xuê, tươi tốt.
– Thu hái dược liệu chứa chất độc: Khi thu hái các dược liệu này, để an toàn cho người thu hái thì cần được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ khi thu hái như găng tay, đeo kính,…
Trên đây là các nguyên tắc chung thu hái dược liệu, tuy nhiên không phải đều dùng để áp dụng cho tất cả các dược liệu. Do đó, trong quá trình thu hái cần phải linh hoạt và căn cứ vào từng loại dược liệu cụ thể đã được nghiên cứu thử nghiệm trước đó và tiến hành thu hái cho phù hợp.
4. Cách chế biến dược liệu
Có 2 giai đoạn trong cách chế biến dược liệu đó là: giai đoạn sơ chế và bào chế.
4.1. Sơ chế
Sau khi thu hoạch dược liệu, cần tiến hành sơ chế dược liệu ngay.
– Làm sạch dược liệu:
+ Rửa dược liệu: Đối với các dược liệu là rễ, củ, hạt cần được rửa sạch trước khi đưa vào chế biến. Khi rửa không nên ngâm dược liệu lâu vì có thể làm mất hoạt chất của dược liệu.
+ Sàng: Dùng giần sàng giúp loại bỏ các tạp chất, rác lẫn trong dược liệu.
+ Lau, chải: Dùng các lạt tre mềm, bàn chải lông để chải các dược liệu mốc, các lông ngứa ở thân, lá cây. Có thể dùng nước, rượu để lau, chải dược liệu.
– Lựa chọn dược liệu: Cần lựa chọn những phần nguyên liệu dùng để làm thuốc, loại bỏ những phần không dùng đến, những phần ít tác dụng, gây hại, làm mất cảm quan của vị thuốc (như: rễ con, lông, màng,…)
– Làm khô dược liệu:
+ Các loại dược liệu là lá: Cần tiến hành phơi trong bóng râm đến khi héo dần, không phơi dưới trời nắng to sẽ làm dược liệu bị khô giòn, nát vụn, một số hoạt chất bị phá hủy do bức xạ mặt trời.
+ Các loại dược liệu là thân, cành có nhựa khô thì nên luộc sơ qua rồi phơi dưới nắng to cho khô.
+ Các loại củ: cần sấy từ từ, tránh tình trạng bên trong ướt, bên ngoài vỏ khô.
Để quá trình sấy được nhanh chóng, đảm bảo nhiệt độ, các cơ sở chế biến dược liệu nên tham khảo một số loại máy chế biến dược liệu như máy sấy thực phẩm 3A (12 ngăn), giúp tiết kiệm năng lượng, giảm thời gian phơi khô, nguyên liệu được sấy với nhiệt độ phù hợp, nên đảm bảo giữ được các hoạt chất cần thiết.
4.2. Bào chế đông dược
– Thái, bào dược liệu: Dùng dao thái, bào dược liệu thành những khúc, lát mỏng. Hoặc có thể sử dụng máy thái dược liệu như Máy thái lát dược liệu băng tải 3A2,2Kw, giúp cắt khúc và thái lát đa dạng các loại dược liệu như: nấm linh chi, cây cam thảo, kim tiền thảo, cây đinh lăng, các loại củ,… Dược liệu sẽ được thái, bào đều, đẹp và nhanh chóng.
– Tán: Làm cho dược liệu được tán thành dạng bột mịn, nhuyễn. Có thể tán bằng chày, cối, nếu nguyên liệu cứng, số lượng lớn thì nên dùng thuyền tán. Thuyền tán được làm bằng gang có hình chiếc thuyền. Ngoài ra, có thể nghiên cứu sử dụng máy tán giúp quá trình tán diễn ra nhanh hơn.
– Rây: Dược liệu sau khi được tán, tùy vào yêu cầu chế biến từng loại thuốc mà có thể dùng các loại rây khác nhau để tạo các độ mịn khác nhau của bột. Bà con có thể dùng sàng rung để thay thế phương pháp rây truyền thống.
Nếu chế biến dược liệu để làm thành bột uống thì cần rây mịn cho dễ uống. Nếu chế biến thành dạng viên thì không cần mịn lắm.
– Sao: Là dùng hơi nóng của lửa làm khô thuốc, vàng hoặc cháy đen, để thay đổi tính năng sử dụng của thuốc tùy vào từng mục đích sử dụng. Sao thường sử dụng chảo gang hoặc nồi đất. Có nhiều cách sao như:
+ Sao vàng: Là cách sao đến khi vị thuốc bên ngoài có màu vàng, nhưng bên trong vẫn giữ nguyên màu cũ. Khi sao cần để lửa nhỏ, sao lâu để thuốc bớt tính hàn.
+ Sao vàng hạ thổ: Sau khi sao thuốc, đổ thuốc trải xuống nền đất sạch, đậy lại và để 15 phút cho nguội thuốc. Mục đích của cách sao này là để khử hỏa độc do sao nóng của vị thuốc, làm tăng thêm phần âm của đất giúp điều hòa âm dương.
+ Sao vàng xém cạnh: Đem dược liệu đi sao khi mặt ngoài của thuốc hơi vàng xém nhưng không làm đổi màu của ruột bên trong. Cách làm này dùng cho các vị thuốc quá chát hoặc quá chua.
+ Sao đen: Mục đích là làm tăng tác dụng cầm máu hoặc tiêu thực của thuốc. Khi sao dùng lửa to, khi chảo thật nóng thì đổ thuốc vào và đảo đều đến khi mặt bên ngoài của thuốc cháy đen, bên trong màu vàng là được.
Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:
Công ty CPĐT Tuấn Tú
Địa chỉ VPGD: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, Phường Liên Mạc, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline Miền Bắc: (024)22.05.05.05 – 0914567869 – 0834050505
Chi nhánh Miền Nam: Số 530/2 tỉnh lộ 10, Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh
Hotline Miền Nam: 0945796556 – 0984930099
Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!