Cách bào chế thuốc đông y
Để một vị thuốc dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận, phải chú ý rất nhiều từ khâu sơ chế đến bào chế. Tây y có những quy trình rất rõ về việc bào chế từng vị thuốc. Đông y từ trước đến nay, đa số bào chế theo truyền khẩu, theo kinh nghiệm, ít có đơn vị, cơ quan chính thức làm hẳn công việc này. Ngoài ra việc bào chế thuốc Đông y còn yêu cầu chế biến theo diễn biến bệnh nên có nhiều vị thuốc không thể làm sẵn được. Sau đây là các bước bào chế thuốc đông y.
Có 2 giai đoạn: Sơ Chế và Bào Chế.
A- Sơ chế
Để bảo quản dược liệu sau khi thu hoạch, cần sơ chế ngay. Mỗi loại dược liệu có cách sơ chế riêng (xem chi tiết trong từng vị thuốc).
+ Các loại lá:
-Nên phơi trong râm cho héo dần, không nên phơi nắng to sẽ làm cho thuốc khô giòn, vụn nát.
-Trước khi phơi hoặc sấy, thường người ta dùng phép ‘diệt men phân hủy’ để giữ nguyên hoạt chất có trong lá. Thí dụ: vị thuốc Cam thảo dây, nếu thu hái xong mà phơi ngay thì lá biến thành mầu nâu xám, vị thuốc không ngọt, hoạt chất giảm đi, nhưng nếu chế biến bằng cách sao lá tươi trên chảo nóng bỏng, sau đó giảm dần lửa cho đến khi khô hẳn thì lá Cam thảo dây vẫn giữ nguyên mầu xanh lục và vị ngọt đậm vì chất Glyxyrizin không bị phá hủy đi.
+ Các loại thân cây có nhựa khô như Thạch hộc, nên luộc sơ qua rồi phơi nắng to cho khô
+ Các loại củ, phải sấy từ từ, lúc đầu nhiệt độ khoảng 40 – 50 độ C, sau tăng dần lên 70 – 80 độ C, để tránh tình trạng bên ngoài vỏ đã khô mà trong ruột còn ướt.
Các giai đoạn chế biến dược liệu:
Thái, bào
Dùng máy thái dược liệu công suất lớn 3A để thái thành những miếng mỏng.
*Nghiền bột
Dùng máy xay thuốc bắc siêu mịn 3A2,2Kw để nghiền dược liệu trở thành dạng bột nhuyễn, mịn.
RÂY
Sau khi đã tán dược liệu thành bột, tùy yêu cầu chế biến mà dùng các loại rây khác nhau để tạo nên bột có độ mịn khác nhau.
+ Nếu làm thành bột uống thì càng mịn càng tốt cho dễ uống.
+ Nếu dùng để chế thành viên hoặc hoàn tễ thì không cần mịn lắm cũng được..
SAO
– Sao là phương pháp dùng hơi nóng của lửa làm cho thuốc khô, sém vàng hoặc cháy đen. Mục đích để thay đổi tính năng của thuốc theo ý muốn của người dùng.
– Dụng cụ để sao: thường là chảo bằng gang hoặc nồi bằng đất và một đôi đũa to để đảo thuốc.
– Có nhiều cách sao thường dùng:
+ Sao vàng: Sao cho đến khi vị thuốc bên ngoài có mầu vàng nhưng trong ruột vẫn còn mầu như cũ. Khi sao, để lửa nhỏ, thời gian sao lâu. Mục đích để cho thuốc bớt tính hàn.
+ Sao vàng hạ thổ: Quét sạch đất, sau khi sao thuốc xong, đổ trải thuốc ra nền đất sạch, đậy lại, để khoảng 15 phút cho thuốc nguội. Mục đích để khử hỏa độc do sao nóng của vị thuốc, làm cho thuốc tăng thêm phần âm của đất để điều hòa âm dương (khí của đất là âm, khí của hỏa nhiệt khi sao thuốc là dương).
+ Sao vàng xém cạnh: Sao làm cách nào để mặt ngoài thuốc hơi vàng xém nhưng bên trong ruột không thay đổi mầu. Cách sao này thường dùng đối với vị thuốc quá chua, chát như Hạt cau, Trần bì, Chỉ thực…
+ Sao đen: Dùng lửa to, dợi khi chảo thật nóng thì cho thuốc vào, đảo đều cho đến khi thấy bên ngoài cháy đen, bẻ ra thấy bên trong mầu vàng là được. Thường dùng để sao Toan táo nhân, Chi tử, Kinh giới… Nhằm mục đích tăng tác dụng cầm máu hoặc tiêu thực của vị thuốc.
+ Sao tồn tính: Sao cho gần cháy hết nhưng chưa thành than. Dùng lửa to, để cho chảo thật nóng, cho thuốc vào đảo đều cho đến khi thấy khói bốc lên nhiều, bắc chảo xuống, đậy nắp lại cho hơi nóng nung nấu thuốc rồi để nguội dùng. Thường dùng để tăng tác dụng cầm máu của thuốc như Trắc bá diệp, Cỏ mực…
+ Sao với cát: Chọn loại cát nhỏ, mịn, rang cho nóng rồi mới cho thuốc vào, trộn cho thật đều. Mục đích sao với cát là để lấy sức nóng lâu của cát làm cho thuốc càng, phồng đều nhưng không cháy. Thường dùng sao các vị Xuyên sơn giáp, Phá cố chỉ…
+ Sao với bột Hoạt thạch, Cáp phấn: để làm cho các vị thuốc có độ dẻo, có chất keo, chất nhựa, dầu… không dính vào nhau như A giao, Một dược, Nhũ hương…
+ Sao với cám: để rút bớt tinh dầu của vị thuốc ra như Chỉ thực, Thương truật, Trần bì…
TẨM
Mục đích là làm cho một chất lỏng khác thấm vào được thuốc.
Các chất lỏng dùng để tẩm thường là Rượu, Giấm, nước Muối, nước cốt Gừng, Đồng tiện (nước tiểu trẻ nhỏ). Thời gian ngâm từ 2 – 4 giờ hoặc có khi phải ngâm qua đêm, ngâm mấy ngày… tùy yêu cầu của từng vị thuốc. Sau đó lại sao cho khô.
Trung bình, cứ 1kg thuốc ngâm với 50 – 200ml.
+ Tẩm Rượu:
-Dùng rượu 30 – 400, trộn với thuốc, ngâm khoảng 2-3 giờ rồi sao vàng.
-Mục đích để giảm bớt tính hàn của thuốc, tăng thêm độ ấm.
-Rượu có tác dụng bốc và dẫn nhanh, vì vậy giúp cho thuốc đi nhanh ra các bộ phận cần dẫn thuốc đến.
+ Tẩm Nước Muối:
-Dùng nước muối 20%, ngâm chung với thuốc 2 – 3 giờ rồi sao vàng. Thường dùng muối với tỉ lệ 5% so với thuốc, để làm cho thuốc thêm mặn.
-Vị mặn là vị của Thận, vì thế muốn cho thuốc dẫn vào Thận, thì tẩm với nước muối.
+ Tẩm Giấm:
-Dùng 5% lượng Giấm ăn so với thuốc, ngâm ngập thuốc, để khoảng 1 – 2 giờ, đem sao.
-Vị chua đi vào kinh Can, vì vậy tẩm Giấm để dẫn thuốc đi vào Can.
Công ty CPĐT Tuấn Tú chuyên cung cấp và phân phối các dòng máy chế biến dược liệu. Nếu quý khách có nhu cầu xin gọi số: 0422050505 để được tư vấn và cung cấp các thiết bị tơt nhất