Mô hình nuôi cá mè hoa

Mô hình nuôi cá mè hoa chuẩn nhất giúp bà con làm giàu nhanh chóng

Cá mè hoa có tốc độ tăng trưởng nhanh, nuôi cá mè hoa là hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các nông hộ Việt. Tuy nhiên, để mô hình này thực sự mang lại lợi ích to lớn và giúp bà con làm giàu nhanh chóng, nắm vững và áp dụng chặt chẽ mô hình kỹ thuật nuôi cá mè hoa như chuẩn bị ao nuôi, chọn giống, thả giống, đặc biệt là chuẩn bị thức ăn và cho cá ăn đúng cách.

Mô hình nuôi cá mè hoa

1. Làm giàu từ nghề nuôi cá mè hoa

Nuôi cá mè hoa là một trong những hoạt động kinh tế được nhiều nông hộ lựa chọn, bởi đây là loài cá có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, có nhiều trứng và không đòi hỏi kỹ thuật chăn nuôi quá cao nên sẽ mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho bà con nông dân.

So với những giống cá khác, thịt cá mè hoa có hàm lượng dinh dưỡng cao đồng thời hương vị cũng rất thơm và béo, khi có lượng mỡ chiếm đến 12% trọng lượng của cá. Không chỉ có vậy, các chuyên gia còn đánh giá cá mè hoa rất cao về mặt y học, bởi theo đông y thì cá mè hoa có tính ôn vị ngọt, giúp bổ tì vị, khỏe gân cốt, ích thận khí. Thực tế cho thấy rất nhiều người thường xuyên tìm hiểu ăn cá mè hoa có tác dụng gì, và đây sẽ là “bài thuốc” có giá trị cho những ai bị phong hàn, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau lưng khớp,…

Chưa hết,  nuôi cá mè hoa còn giúp làm sạch ao hồ, giúp hạn chế tình trạng ô nhiễm nguồn nước bởi chúng sẽ ăn các loại vi khuẩn, sinh vật phù du cũng như mùn bã hữu cơ, vốn là nguyên nhân hàng đầu gây ra mùi hôi thối ở các ao, hồ.

Có thể thấy rằng, nuôi cá mè hoa không chỉ mang lại hiệu quả to lớn về mặt kinh tế, mà còn rất nhiều lợi ích về môi trường sinh thái và sức khỏe của người tiêu dùng. Vậy làm thế nào để các nông hộ Việt có thể đạt được tất cả những yếu tố này? Câu trả lời chính là kỹ thuật nuôi cá mè hoa mà bà con áp dụng cho mô hình ao, hồ nuôi của mình.

Mô hình nuôi cá mè hoa chuẩn nhất

2. Kỹ thuật nuôi cá mè hoa chuẩn nhất

Để nuôi cá mè hoa thành công và đạt được lợi ích kinh tế cao, bà con cần phải có sự chuẩn bị và thực hiện kỹ lưỡng trong tất cả các khâu từ chuẩn bị ao nuôi, chọn giống, thả cá cho đến chuẩn bị thức ăn, quản lý cũng như chăm sóc sao cho đúng cách để cá có môi trường thuận lơi nhất cho sự sinh trưởng, phát triển.

2.1. Chuẩn bị ao nuôi

Theo khuyến nghị của các chuyên gia, diện tích tối ưu nhất của ao dùng để nuôi cá mè hoa là từ 500 đến 1.000 mét vuông, độ sâu là khoảng 1,5 đến 2 mét và không gặp phải tình trạng ô nhiễm nguồn nước cấp. Nhìn chung, đây là diện tích phù hợp để mật độ cá khi trưởng thành sẽ không trở nên quá dày đặc, là điều kiện tiên quyết nếu bà con muốn cá mà hoa có được thể trạng tốt nhất.

Trước khi cho nước vào ao, bà con cũng cần tiến hành tát dọn, nạo vét bùn đáy và kiểm tra một cách kỹ lưỡng để kịp thời gia cố lại những khu vực đã bị sạt lở. Song song với đó, việc rắc vôi lên bề mặt đáy ao cũng là việc làm cực kỳ quan trọng để diệt cá tạp, các loại thiên dịch với mức từ 7 đến 10kg cho mỗi 100 mét vuông.

Mô hình nuôi cá mè hoa đúng kỹ thuật

Sau khi hoàn thành các công việc trên, bà con tiến hành phơi đáy ao dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng 5 đến 7 ngày cho đến khi xuất hiện các vết nứt chân chim, rồi bón lót thêm phân chuồng đã được ủ với vôi trong khoảng 20 ngày với tỉ lệ 4 đến 5kg vôi cho mỗi 100kg. Về sau, phần phân lót này sẽ trở thành nguồn thức ăn tự nhiên rất tốt cho cá, bà con hãy lưu ý vấn đề này nhé!

Ở bước sau cùng, bà con bắt đầu cho nước vào ao rồi tiến hành ngâm từ 5 đến 7 ngày, khi nước đã bắt đầu ngả sang màu xanh lục là thời điểm thích hợp để có thể thả cá vào ao, vì lúc này nguồn thức ăn tự nhiên trong ao đã bắt đầu hình thành sau một khoảng thời gian tương đối dài chuẩn bị.

2.2. Chọn cá giống và thả cá

Khi chọn cá giống, bà con nên chọn những chú cá không quá nhỏ, còn đang khỏe mạnh, khả năng phản ứng tốt, không có dấu hiệu bị xây xát cũng như có dị hình trên cơ thể. Theo kinh nghiệm nuôi cá mè hoa của nhiều nông hộ đã thành công, tốt nhất bà con nên đến những cơ sở cung cấp cá giống uy tín để an tâm về chất lượng của cá mè hoa giống.

Cá giống khi mới mua về bà con không nên thả vào ao nuôi ngay, bởi điều này có thể khiến chúng bị sốc môi trường cũng như nhiệt độ khi chưa kịp làm quen. Đầu tiên, bà co nên tắm cho cá trong nước muối loãng có nồng độ từ 2 đến 3% trong khoảng 10 đến 15 phút. Kế đến, bà con có thể té nước ao vào thùng chứa cá giống hoặc ngâm cả túi chứa cá giống xuống ao trong 15 phút, một khoảng thời gian tối ưu để chúng có thể làm quen với nhiệt độ hiện có trong ao nuôi.

Mô hình nuôi cá mè hoa giống

Về thời điểm thả cá, bà con nên thả vào hai vụ chính trong năm là vụ xuân và vụ thu, điều này sẽ giúp các nông hộ xoay vòng được quy trình thả nuôi, chăm sóc và thu hoạch, cũng như đảm bảo đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường.

2.3. Mật độ nuôi cá mè hoa tối ưu nhất

Theo những nông hộ đã có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi cá mè hoa, mật độ nuôi tối ưu nhất cho mỗi héc ta ao nuôi là khoảng 10.000 đến 14.000 con, nhằm tạo cho cá có môi trường thuận lợi nhất để sinh sôi, phát triển một cách tự nhiên.

Bên cạnh đó, bà con cũng có thể nuôi kết hợp nhiều giống cá với nhau trên cùng một diện tích ao nuôi, tuy nhiên sẽ cần có sự điều chỉnh sao cho hợp lý để đảm bảo mật độ nuôi. Chẳng hạn, nếu nuôi thêm cá mè trắng thì có thể nuôi ghép cá mè trắng nhỏ khoảng 50 – 100g/con với cá mè hoa cỡ lớn khoảng 300 – 500g/con. Khi cá mè trắng đạt được trọng lượng từ 0,75 đến 1kg thì tiến hành thu hoạch ngay, sau đó lại tiếp tục thả cá mè trắng cỡ nhỏ vào bằng với số lượng đã thu, cách làm này sẽ đảm bảo cá mè hoa luôn lớn nhanh hơn cá mè trắng.

Nếu ao, hồ, đầm nuôi ở vùng đồng bằng hoặc trung du nói có nguồn nước màu mỡ và giàu chất dinh dưỡng, bà con có thể nuôi ghép cá mè hoa với cá trắm cỏ, cá trôi, cá chép, cá diếc, trong đó cá mè sẽ thả với tỉ lệ từ 23 đến 33% trên tổng số lượng cá.

2.4. Thức ăn cho cá

Nuôi cá nói chung và nuôi cá mè hoa nói riêng, thức ăn luôn là một phần quan trọng quyết định năng suất, chất lượng của đàn cá nuôi để cung cấp ra thị trường. Điều này cũng có nghĩa, nắm và hiểu rõ cá mè hoa ăn gì sẽ là bí quyết giúp bà con làm giàu nhanh chóng với ngành nghề của mình.

Thông thường, các loại thức ăn của cá sẽ bao gồm phân chuồng hoai mục đã được ủ với vôi và bón lót dưới đáy ao nuôi, lá dầm, phân đạm,… Tuy nhiên, phần lớn trong số đó đều không chứa đựng hàm lượng dinh dưỡng cao nên chưa thể kích thích nhanh quá trình sinh trưởng, phát triển của cá. Nếu muốn nhanh thu hoạch và xoay vòng nguồn vốn đầu tư, bà con cần cho cá ăn bổ sung cám viên được phối trộn từ nhiều nguyên liệu khác nhau.

Theo tìm hiểu thực tế, giá cám viên công nghiệp hiện khá cao là một trong những trở ngại không nhỏ đối với các nông hộ. Để giải quyết vấn đề này, công ty CPĐT Tuấn Tú đã nghiên cứu và cho ra đời máy ép cám viên thủy sản 3A7,5kW với hai loại cửa cấp liệu thường và bán tự động. Với chiếc máy này, bà con có thể tận dụng các loại nguyên liệu nông nghiệp như cám ngô, cám gạo, bột đỗ tương, khô dầu, bột sắn, bột cá,… để chế biến thành thức ăn dạng viên cho cá mè hoa.

Máy ép viên nổi 16Hp

Tính năng đặc biệt nhất của thiết bị chính là tạo ra những viên cám có thể nổi trên mặt nước đến 30 phút, bởi trong quá trình hoạt động máy sẽ gia nhiệt làm chính, tạo độ xốp và rỗng cho viên cám. 

Mô hình nuôi cá mè hoa

Tỉ lệ trộn nguyên liệu tối ưu nhất như sau:

Nguyên liệu

Đơn vị (Kg)

Cám ngô

10

Cám gạo

1

Bột cá

1,5

Bột đậu tương

0.5 – 1

Bột sắn

0.5

Khi đã có đầy đủ nguyên liệu để phối trộn, bà con cần đảm bảo độ ẩm của hỗn hợp đạt từ 15% đến 20% bằng cách dùng bình xịt nước, khi máy đang ép cám thì xịt thêm nước vào để hình thành cám viên dạng nổi.

2.5. Cách cho cá ăn

Cho cá mè hoa ăn đúng cách cũng là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định năng suất, chất lượng của đàn cá. Với những loại thức ăn xanh như rau cỏ, bèo,… bà con chỉ cần băm nhỏ rồi cho vào 1 mét vuông khung tre nổi, mỗi 100 mét vuông ao nuôi và cách bờ khoảng 1,5 đến 2 mét thì lại đặt 1 khung tre như vậy. Với những loại thức ăn khác, bà con có thể cho ăn bằng giàn hoặc máng đặt cách đáy tối thiểu 40 cm, mỗi 100 mét vuông là 1 giàn tre.

2.6. Quản lý và chăm sóc

Việc quản lý, chăm sóc ao nuôi cần được thực hiện thường xuyên trong mô hình nuôi cá mè hoa. Bà con cần phải đảm bảo rằng bờ, cống rãnh, đăng màn, cọc,… luôn ở trạng thái tốt nhất để tránh cá tạp, thiên địch lọt vào ao gây hại cho cá. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên theo dõi màu nước để phòng trừ tảo cũng như kịp thời tăng giảm lượng thức ăn sao cho phù hợp.

Mô hình nuôi cá mè hoa chuẩn nhất

Vào những ngày trời nắng oi bức, bà con cần quan sát để kịp thời phát hiện tình trạng cá bị thiếu oxy. Các dấu hiệu phổ biến là cá ngoi đầu lên mặt nước, màu sắc trên lưng đổi sang màu vàng, môi dưới dài ra. Lúc này cần khởi động các thiết bị tạo oxy trên mặt ao để bổ sung ngay cho cá.

Hy vọng rằng với những kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi cá mè hoa được chia sẻ trên đây, bà con đã có được những thông tin hữu ích để tăng năng suất cũng như chất lượng của đàn cá, từ đó có được thu nhập ngày càng cao và làm giàu nhanh chóng với ngành nghề đã chọn. Chúc bà con thành công!
 

Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 02422050505 – 0914567869
Facebook: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong/

========================
Các bài viết liên quan

Thức ăn cho cá trôi Ấn Độ

Kỹ thuật chăn nuôi cá trắm cỏ

&

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục Giỏ Hàng Trang Chủ Tin tức